Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 16: Dòng điện trong chân không

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 16: Dòng điện trong chân không

Câu hỏi 1 :

Dòng điện trong chân không là:

A. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương được đưa vào khoảng chân không đó

B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron tự có trong khoảng chân không đó

C. Dòng chuyển dời có hướng của các ion được đưa vào khoảng chân không đó

D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm

B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và ion âm

C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron

D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion

Câu hỏi 3 :

Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì

A. Giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện

B. Có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm

C. Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0

D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0

Câu hỏi 4 :

Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của:

A. Các electron phát ra từ catốt

B. Các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào giữa các điện cực đặt trong chân không

C. Các electron phát ra từ anốt bị đốt nóng đỏ

D. Các ion khí còn dư trong chân

Câu hỏi 5 :

Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì:

A. Nó có mang năng lượng

B. Khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm

C. Nó bị điện trường làm lệch hướng

D. Nó làm huỳnh quang thủy tinh

Câu hỏi 7 :

Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:

A. ${6},{25.10}^{15}$

B. ${1},{6.10}^{15}$

C. ${3},{75.10}^{{{15}}}$

D. ${3},{2.10}^{15}$

Câu hỏi 8 :

Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Động năng của các electron tại anot?

A. ${8.10}^{{-{17}}}J$

B. ${1},{6.10}^{{-{17}}}J$

C. ${2.10}^{{-{17}}}J$

D. ${3},{2.10}^{{-{17}}}J$

Câu hỏi 10 :

Catốt của một diốt chân không có diện tích mặt ngoài ${10}{m}{m}^{2}{.}$ Dòng bão hòa 10mA. Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là?

A. ${6},{25.10}^{21}electron/{m}^{2}$

B. ${3},{125.10}^{21}electron/{m}^{2}$

C. ${1},{1.10}^{21}electron/{m}^{2}$

D. ${1},{6.10}^{21}electron/{m}^{2}$

Câu hỏi 11 :

Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Thời gian electron di chuyển đến anot?

A. ${8.10}^{{-{9}}}s$

B. ${1},{6.10}^{{-{9}}}s$

C. ${2},{4.10}^{{-{9}}}s$

D. ${3},{2.10}^{{-{9}}}s$

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK