Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận bình luận

Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận bình luận

Câu hỏi 1 :

Thế nào là bình luận?

A. Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc các mặt trong cùng một sự vật để chỉ ra những nét giốn nhau hoặc khác nhau giữa chúng.

B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác... từ đó nêu ý kiến, có tính thuyết phục.

C. Chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của chúng.

D. Bàn bạc về sự đúng sai, thật giả, hay dơ, lợi hại của ý kiến, chủ trương, sự việc, hiện tượng, con người, tác phẩm văn học....

Câu hỏi 2 :

Dòng nào không nói đúng đặc điểm của bình luận?

A. Mang tính khách quan

B. Mang tính chủ quan

C. Mang tính đối thoại

D. Nhiều khi mang tính tùy tiện

Câu hỏi 3 :

Nguyên nhân nào khiến cho việc trình bày ý kiến của những bình luận không được sáng tỏ, có sức thuyết phục và hấp dẫn?

A. Người bình luận có lí tưởng xã hội tiến bộ, có tư tưởng nhân văn, có ý thức dân chủ và hiểu biết về cuộc sống.

B. Người bình luận có kiến thức về lĩnh vực cần bình luận và hiểu sâu sắc về vấn đề cần bình luận.

C. Người bình luận chú trọng đề cao ý kiến cá nhân của mình và nhìn nhận vấn đề chỉ ở 1 khía cạnh nào đó.

D. Người bình luận biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau để trình bày ý kiến của mình.

Câu hỏi 4 :

Dòng nào nói không đúng tác dụng của bình luận?

A. Khẳng định được cái đúng, cái hay, cái tốt, cái lợi.

B. Phê bình được cái sai, cái dở.

C. Lên án được cái xấu, cái ác, cái hại.

D. Cổ vũ, kêu gọi cái mới ra đời.

Câu hỏi 5 :

Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

A. Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

B. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

C. Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu hỏi 6 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là gì?

A. Nhằm đề xuất nhận xét, ý kiến đánh giá giúp người đọc, người nghe tán đồng về một sự vật, hiện tượng nào đó.

B. Nhằm cung cấp thông tin chi tiết về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người khác tiếp nhận thông tin.

C. Nhằm miêu tả lại một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống khiến người nghe dễ hình dung hơn.

Câu hỏi 7 :

Trường hợp nào sau đây không phải là bình luận?

A. Bình luận thể thao trên truyền hình.

B. Bình luận tác phẩm văn học

C. Bình luận về thời tiết

D. Phê bình học sinh có ý thức kém trong lớp

Câu hỏi 9 :

Yêu cầu khi bình luận là gì?

A. Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

B. Dề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

C. Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng.

Câu hỏi 11 :

Liệt kê các bước khi bình luận một vấn đề?

A. Nêu vấn đề cần bình luận, đánh giá vấn đề bình luận, bàn về vấn đề bình luận.

B. Mở bài, thân bài, kết bài

C. Giới thiệu chung, phân tích chi tiết, đánh giá và kết luận

Câu hỏi 13 :

Dòng nào sau đây đúng khi nói về hướng đánh giá một sự vật (hiện tượng)?

A. Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai.

B. Kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí.

C. Đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK