Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu hỏi 1 :

Chính luận là:

A. Nghị luận.

B. Phong cách chức năng ngôn ngữ.

C. Thao tác tư duy.

D. Một kiểu bài làm văn.

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào đúng?

A. Văn bản nghị luận là văn bản chính luận

B. Văn bản chính luận là một loại văn bản nghị luận

C. Văn bản chính luận hoàn toàn khác văn bản nghị luận

D. Văn bản nghị luận là một văn bản chính luận

Câu hỏi 3 :

Loại văn bản nào sau đây không thuộc thể loại văn bản chính luận?

A. Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn

B. Các bài bình luận, xã luận

C. Các bài tùy bút, kí sự, tiểu thuyết

D. Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị

Câu hỏi 4 :

Nhận định nào không đúng?

A. Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các loại văn bản: tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã luận.

B. Ngôn ngữ chính luận tồn tại trong cả dạng nói và viết

C. Ngôn ngữ chính luận dùng để trình bày, bình luận, đánh giá, những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn háo, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

D. Ngôn ngữ chính luận chủ yếu dùng trong các văn bản nghị luận văn học.

Câu hỏi 5 :

Đặc trưng nào sau đây không có trong văn bản chính luận?

A. Tính công khai về quan điểm chính trị

B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

C. Tính truyền cảm, thuyết phục

D. Tính tập thể, gắn với đời sống sinh hoạt nhân dân.

Câu hỏi 6 :

Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?

A. Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....

B. Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày

C. Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

D. Là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí.

Câu hỏi 7 :

Mục đích sử dụng của phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?

A. Nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

B. Nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, chân thực nhất đến với người nghe.

C. Nhằm gợi tình, gợi cảm, miêu tả cái đẹp trong lòng người đọc.

D. Nhằm trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

Câu hỏi 8 :

Văn bản nào sau đây không phải là văn bản chính luận thời xưa?

A. Hịch, cáo

B. Thư, biểu

C. Chiếu

D. Tản văn

Câu hỏi 9 :

Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những văn bản nào?

A. Cương lĩnh; tuyên ngôn; lời kêu gọi, hiệu triệu; tuyên bố

B. Các bài bình luận, xã luận; bài phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị

C. Các báo cáo, tham luận

D. Tất cả các ý trên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK