Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 5 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 5 (Có đáp án)

Câu hỏi 1 :

Trong các đặc điểm phản ánh dưới đây, đặc điểm nào chỉ đặc trưng cho tưởng tượng mà không đặc trưng cho các quá trình tâm lí khác?

A. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới bên ngoài.

B. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.

C. Phản ánh cái mới trên cơ sở lựa chọn và kết hợp các hình ảnh.

D. Được kích thích bởi hoàn cảnh có vấn đề.

Câu hỏi 2 :

Hình ảnh con rồng trong dân gian của người Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp:

A. Chắp ghép.

B. Liên hợp.

C. Điển hình hoá.

D. Loại suy.

Câu hỏi 6 :

Trong cuộc sống ta thấy có hiện tượng chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó gắn với một hoàn cảnh cụ thể. Đó là biểu hiện của quá trình:

A. Nhớ lại không chủ định.

B. Nhận lại không chủ định.

C. Nhớ lại có chủ định.

D. Nhận lại có chủ định.

Câu hỏi 8 :

Đặc trưng của ghi nhớ có chủ định là hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào:

A. Động cơ, mục đích ghi nhớ.

B. Khả năng gây cảm xúc của tài liệu.

C. Hành động được lặp lại nhiều lần.

D. Tính mới mẻ của tài liệu.

Câu hỏi 9 :

Trong học tập, sinh viên xây dựng đề cương để ghi nhớ tài liệu là cách:

A. Ghi nhớ không chủ định.

B. Ghi nhớ có chủ định.

C. Ghi nhớ máy móc.

D. Ghi nhớ ý nghĩa.

Câu hỏi 10 :

Sản phẩm của trí nhớ là:

A. Hình ảnh.

B. Biểu tượng.

C. Khái niệm.

D. Rung cảm.

Câu hỏi 11 :

Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tiêu cực với giữ gìn tích cực?

A. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động.

B. Giữ gìn dựa trên sự tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn.

C. Thực chất là quá trình ôn tập.

D. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.

Câu hỏi 15 :

“Đi truy về trao” là một biện pháp giúp người học:

A. Ghi nhớ tốt.

B. Giữ gìn tốt.

C. Nhớ lại tốt.

D. Nhận lại tốt.

Câu hỏi 16 :

Mối quan hệ nào dưới đây giữa các quá trình cơ bản của trí nhớ (ghi lại, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại, quên) phản ánh đúng bản chất của quá trình trí nhớ?

A. Các quá trình trí nhớ diễn ra theo một trình tự xác định.

B. Các quá trình trí nhớ diễn ra đan xen nhau.

C. Các quá trình trí nhớ tác động theo một hướng nhất định.

D. Các quá trình trí nhớ thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu hỏi 19 :

Hiện tượng nào dưới đây là sự thể hiện của xúc động?

A. Mấy ngày nay, Ngà như sống trong một thế giới khác, Ngà thấy cái gì cũng đẹp, cũng đáng yêu.

B. Trong lòng Na chợt xuất hiện nỗi buồn khó tả khi phải chia tay những người thân của mình.

C. Nhận được giấy báo trúng tuyển đại học , Lan mừng đến mức không cầm được nước mắt.

D. Mấy ngày nay Thảo luôn trăn trở về câu chuyện giữa cô và Nga, liệu bạn có thông cảm cho cô không?

Câu hỏi 22 :

Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là sự thể hiện của tình cảm?

A. Trống trải.

B. Lo lắng.

C. Yêu thương.

D. Đau khổ.

Câu hỏi 28 :

“Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng”

Câu ca dao trên phản ánh quy luật nào dưới đây của tình cảm?

A. Quy luật “tương phản”.

B. Quy luật “lây lan”.

C. Quy luật “thích ứng”.

D. Quy luật “di chuyển”.

Câu hỏi 29 :

Quy luật lây lan của tình cảm được phản ánh trong câu tục ngữ:

A. Giận cá chém thớt.

B. Gần thường, xa thương.

C. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu hỏi 30 :

Ở vận động viên leo núi hay thám hiểm thường có tâm lý vừa lo âu vừa tự hào. Đó là sự thể hiện của quy luật:

A. “Tương phản”

B. “Pha trộn”

C. “Thích ứng”

D. “Di chuyển”

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK