Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 (có đáp án): Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (phần 2) !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 (có đáp án): Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp...

Câu hỏi 2 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

A. Pháp đã căn bản hoàn thành việc bình định Việt Nam.

B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.

D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.

Câu hỏi 3 :

Người đứng đầu Liên bang Đông Dương là

A. Toàn quyền người Pháp.

B. Khâm sứ người Pháp.

C. Thống sứ người Pháp.

D. Thống đốc người Pháp.

Câu hỏi 5 :

Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam.

B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam.

C. Thành lập ngân hàng Đông Dương.

D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi.

Câu hỏi 6 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. đòi quyền lợi chính trị.

B. đòi quyền lợi kinh tế.     

C. đòi các quyền dân chủ.      

D. đòi cơm áo và hòa bình.

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định.

B. Bóc lột nhân dân Đông Dương để làm giàu cho chính quốc.

C. Khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp.

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu hỏi 8 :

So với giai cấp công nhân của các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh và tinh thần cách mạng triệt để.

B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng.

C. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

D. Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột.

Câu hỏi 9 :

Một trong những nhân tố khách quan dẫn đến đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.

B. thắng lợi của phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. sự hình thành của hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

D. thành công của Cách mạng tháng Mười Nga.

Câu hỏi 11 :

Nhận xét nào sau đâu không đúng khi đánh giá về tổ chức bộ máy nhà nước người Pháp đã xây dựng ở Đông Dương trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

B. Bộ máy chính quyền hoàn toàn do thực dân Pháp chi phối.

C. Có sử dụng đội ngũ quan lại, địa chủ phong kiến làm tay sai.

D. Làng xã vẫn là một đơn vị hành chính độc lập của người Đông Dương.

Câu hỏi 12 :

Cho nhận định sau: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”.

A. Đúng. Vì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.

B. Đúng. Vì người Pháp đã du nhập và phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam.

C. Sai. Vì hoạt động "khai hóa" của người Pháp là để phục vụ cho hoạt động khai thác, bóc lột.

D. Sai. Vì văn minh Pháp không ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến Việt Nam.

Câu hỏi 14 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách kinh tế được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914)?

A. Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ (điện nước, giấy,...).

B. Phát triển hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

C. Đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước.

D. Nghiêm cấm hàng hóa nước khác nhập vào Việt Nam.

Câu hỏi 15 :

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là mâu thuẫn giữa

A.  nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai.

B. nông dân với thực dân Pháp và tay sai.

C. tư sản dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp.

D. dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.

Câu hỏi 16 :

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam, tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Học sinh, sinh viên. 

B. Tiểu thương, địa chủ.

C. Nhà báo, nhà giáo.

D. Chủ các hãng buôn.

Câu hỏi 17 :

Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là

A. đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam.

B. phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của tư bản Pháp.

C. thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp của tư bản Pháp.

D. phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK