Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Ngữ văn Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Ngữ Văn 12

Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Ngữ Văn 12

Câu hỏi 1 :

Hiện tượng điệp âm đầu trong câu thơ: "Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông" (Nguyễn Du, Truyện Kiều) có tác dụng tạo hình tượng như thế nào?

A. Việc lặp lại các phụ âm -l -giúp tái hiện sắc đỏ rực rỡ của những bông hoa lựu vào độ cuối hè.

B. Việc lặp lại các phụ âm -l - giúp thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn ngập âm thanh, màu sắc và ánh sáng.

C. Các phụ âm -l - được lặp lại liên tiếp trong câu thơ thứ hai thể hiện trạng thái ẩn hiện của những bông lựu đỏ và gợi một không gian rộng.

D. Việc lặp lại các phụ âm -l - giúp thể hiện không khí nóng lực, oi nồng của những ngày hè.

Câu hỏi 2 :

Câu thơ: "Chị ấy năm nay còn gánh thóc - Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín) sử dụng phép tu từ ngữ âm nào?

A. Dùng từ láy, điệp thanh.

B. Dùng từ láy, điệp vần.

C. Điệp vần, điệp âm và điệp thanh.

D. Dùng từ láy, điệp vần, điệp âm.

Câu hỏi 4 :

Hiện tượng điệp vần trong các từ láy ở hai câu thơ: "Đoạn trường thay lúc phân kì - Vó câu khấp khểnh ngựa xe gập ghềnh" (Nguyễn Du, Truyện Kiều) có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung câu thơ?

A. Gợi lên hình ảnh đoàn người ngựa ra đi trong buổi sớm trên con đường gập ghềnh, khúc khuỷu.

B. Những từ láy "khấp khểnh", "gập ghềnh" diễn tả sự dịch chuyển ngày càng xa dần của chiếc xe ngựa mang nàng Kiều xa gia đình để bước vào đoạn đường lưu lạc suốt 15 năm.

C. Gợi lên hình ảnh con đường gập ghềnh, trắc trở, rất khó đi cho xe ngựa, đồng thời, gợi liên tưởng đến trạng thái đau khổ, bất an của Kiều khi phải rời xa gia đình.

D. Gợi lên tình cảm, thái độ của những người tham gia cuộc đưa tiễn, "phân kì" và cảnh chia tay đầy lưu luyến.

Câu hỏi 5 :

Hai câu thơ "Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan - Đường bạch dương sương trắng nắng tràn" (Tố Hữu) sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm gì?

A. Gieo vần "an", điệp phụ âm đầu "t" (tuyết - tan), điệp vần "ương" (dương - sương).

B. Điệp vần "ương" (đường - dương - sương) và điệp vần "ăng" (trắng - nắng).

C. Gieo vần "an" và điệp vần "ương" (đường - dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng).

D. Gieo vần "an", điệp vần "ương" (dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng) và điệp âm đầu (tuyết - tan).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK