Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Ngữ văn Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ cú pháp - Ngữ Văn 12

Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ cú pháp - Ngữ Văn 12

Câu hỏi 1 :

Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.

B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.

C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.

D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Câu hỏi 2 :

Đọc đoạn văn sau:"Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."(Hồ Chí Minh).

A. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".

B. "Vì những lẽ trên"; "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".

C. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"; "và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập".

D. "Chúng tôi"; "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập".

Câu hỏi 3 :

Câu thơ "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" có sử dụng phép lặp cú pháp. Cấu trúc được lặp lại của các vế trong câu là gì?

A. Hai vế: "cát vàng cồn nọ" và "bụi hồng dặm kia" cùng có cấu trúc là một kết cấu chủ - vị - bổ ngữ, trong đó chủ ngữ là một danh từ (cát; bụi), vị ngữ là tính từ (vàng; hồng), bổ ngữ (cồn nọ; dặm kia).

B. Hai vế: "cát vàng cồn nọ" và "bụi hồng dặm kia" cùng có cấu trúc là một kết cấu chủ - vị, trong đó chủ ngữ là một cụm danh từ gồm một danh từ chỉ vật và một tính từ chỉ màu; vị ngữ là một cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định.

C. Hai vế: "cát vàng cồn nọ" và "bụi hồng dặm kia" cùng có cấu trúc là một cụm danh từ, trong đó gồm danh từ chính và thành phần phụ chỉ địa điểm.

D. Hai vế: "cát vàng cồn nọ" và "bụi hồng dặm kia" cùng có cấu trúc là một cụm tính từ, trong đó có một tính từ làm trung tâm (vàng; hồng) và các thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho tính từ.

Câu hỏi 4 :

Đọc đoạn văn:"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa." (Hồ Chí Minh).

A. Vạch trần bản chất phản động, lạc hậu, dối trá của bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến.

B. Nêu bật những kết quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Thể hiện những diễn biến hết sức nhanh chóng, mau lẹ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu hỏi 5 :

Trong câu thơ: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân - Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung" (Nguyễn Du), tác giả sử dụng phép tu từ ngữ pháp nào?

A. Lặp cú pháp giữa cụm danh từ ở câu một với cụm danh từ ở câu hai.

B. Lặp cú pháp giữa câu một và câu hai.

C. Lặp cú pháp giữa hai cụm danh từ trong câu thơ thứ hai.

D. Lặp cú pháp giữa cụm động từ ở câu một và cụm động từ ở câu hai.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK