Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Nguyễn Huệ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Nguyễn Huệ

Câu hỏi 1 :

Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là?

A. làm phong phú thêm nền văn hóa

B. nguồn đầu tư vốn lớn.

C. nguồn lao động có trình độ cao.

D. làm đa dạng về chủng tộc

Câu hỏi 2 :

Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là?

A.

kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.

B.

đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

C.

đẩy mạnh khai hoang, phục hoá ở miền núi.

D.

mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực

Câu hỏi 3 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do?

A.

có vị trí giáp biển và các đảo ven bờ nhiều.

B.

có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc - đông nam.

C.

ảnh hưởng của vị trí và các dãy núi hướng vòng cung.

D.

các đồng bằng đón gió.

Câu hỏi 4 :

Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do?

A.

kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hoả gia đình.

B.

dân số có xu hướng già hoả.

C.

quy mô dân số giảm.

D.

tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.

Câu hỏi 5 :

Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác dầu khí.

B. Du lịch biển.

C. Giao thông vận tải biển.

D.

Khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

Câu hỏi 9 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp luyện kim màu?

A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

B.

TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

C. Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh

D.

TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một.

Câu hỏi 10 :

Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do?

A.

khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn.

B.

khí hậu thuận lợi.

C.

nhu cầu của thị trường tăng cao.

D.

có nguồn lao động dồi dào.

Câu hỏi 12 :

Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ vì?

A.

nguồn lợi thủy sản xa bờ đã hết.

B.

mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa

C.

đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí.

D.

nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Câu hỏi 13 :

Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. mận, đào, lê.

B. cam, quýt, sầu riêng.

C. mít, xoài, vải. 

D. nhãn, chôm chôm, bưởi.

Câu hỏi 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?

A.

Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

B.

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

C.

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

D.

Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 15 :

Cho bảng số liệu:XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

A.

Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.

B.

Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012.

C.

Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014.

D.

Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.

Câu hỏi 16 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, trâu được nuôi ở các tỉnh nào sau đây?

A. Ninh thuận, Bình Thuận, Quảng Nam.

B.

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

C. Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận.

D. Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ngãi

Câu hỏi 17 :

Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực?

A.

vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

B.

vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

C.

vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

D.

vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

Câu hỏi 18 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?

A. Kon Tum

B. Gia Lai.

C. Đắk Lắk

D. Đắk Nông.

Câu hỏi 19 :

Năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phải đi trước một bước là do?

A.

thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

B.

sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ.

C.

trình độ công nghệ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường.

D.

ngành này có nhiều lợi thế và là động lực để thúc đẩy các ngành khác

Câu hỏi 20 :

Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng vì:

A.

nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

B.

nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C.

góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong vùng.

D.

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Câu hỏi 21 :

Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là?

A. Hà Nội - Thái Nguyên

B. Đường sắt Thống Nhất

C. Hà Nội - Hải Phòng.

D. Hà Nội - Lào Cai.

Câu hỏi 22 :

Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là?

A. Bổ sung nguồn lao động.

B. giải quyết tốt vấn đề năng lượng

C. giải quyết vấn đề nước

D.

xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do?

A.

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa

B.

sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường.

C. đời sống nhân dân đang dần được ổn định

D.

kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng.

Câu hỏi 24 :

Ý nào dưới đây không đúng khi nói về dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A.

Là vùng đông dân nhất nước ta

B.

Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất

C.

Có nguồn lao động dồi dào.

D.

Phần lớn dân số sống ở thành thị.

Câu hỏi 25 :

Vùng biên mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là?

A. nội thuỷ

B. vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. lãnh hải.

D.

vùng đặc quyền về kinh tế.

Câu hỏi 26 :

Bắc Trung Bộ có thể mạnh để chăn nuôi gia súc là do?

A. có các bãi bồi ven sông

B. có dải đồng bằng kéo dài

C. có vùng đồi trước núi.

D. có vùng núi ở phía tây

Câu hỏi 29 :

Cho biểu đồ:

A.

Lúa hè thu và thu đông tăng lúa đông xuân giảm.

B.

Lủa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.

C.

Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm.

D.

Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng.

Câu hỏi 30 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, mặt hàng nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất?

A. Công nghiệp nặng và khoáng sản

B. Nông, lâm sản

C. Thủy sản

D.

Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Câu hỏi 31 :

Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là?

A.

kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố.

B.

giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn.

C.

xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn.

D.

phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị,

Câu hỏi 32 :

Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. khí hậu nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh.

B.

đất feralit giàu dinh dưỡng.

C. địa hình đồi thấp.

D. lượng mưa lớn.

Câu hỏi 33 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á lục địa?

A. Có nhiều đảo và quần đảo núi lửa

B. Có các đồng bằng phù sa

C. Địa hình núi bị chia cắt mạnh.

D.

Có một số sông lớn nhiều nước

Câu hỏi 34 :

Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do?

A. tổng lượng nước sông lớn.

B.

chế độ nước sông thay đổi theo mùa

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc

D. quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ ở đồi núi.

Câu hỏi 35 :

Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015:

A.

Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

B.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

C.

Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

D.

Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

Câu hỏi 36 :

Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là?

A. Tín phong.

B. gió mùa Đông Bắc

C. gió mùa Đông Nam.

D. gió mùa Tây Nam

Câu hỏi 37 :

Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là?

A.

Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa

B.

Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Côn Đảo.

C.

Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn.

D.

Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc

Câu hỏi 39 :

Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng?

A.

tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi càng tăng.

B.

tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.

C.

tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng giảm.

D.

tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK