Động lượng - Nội dung định luật bảo toàn không thể bỏ qua trong Vật lý
Bài viết sau đây là sẽ giúp bạn tổng hợp các kiến thức liên quan đến định luật bảo toàn động lượng. Có thể nói, đây là một dạng khá quan trọng trong chương trình học, được ứng dụng rất nhiều trong các bài tập chứng minh. Để làm tốt dạng bài tập này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I. Định nghĩa
1. Động lượng là gì?
Động lượng ( tiếng Anh: Momentum) của một vật là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa vật đó với các vật khác. Đây là một đại lượng quan trọng trong việc nghiên cứu tương tác giữa các vật.
Động lượng mô tả một khối lượng động di chuyển với một vận tốc. Động lượng này bằng tích của khối lượng và vận tốc.
Đơn vị đo: kg.m/s.
2. Đặc điểm cơ bản về động lượng
3. Momen động lượng
Mô men động lượng (hay mô men xung lượng, động lượng quay) là một tính chất mô men gắn liền với vật thể trong chuyển động quay đo mức độ và phương hướng quay của vật, so với một tâm quay nhất định.
Với vật rắn cổ điển, mô men động lượng, \( {\displaystyle {\vec {L}}}\), phụ thuộc vào động lượng, \({\displaystyle {\vec {p}}}\), của vật thể và véc-tơ khoảng cách từ vật thể tới tâm quay, \({\displaystyle {\vec {r}}}\).
\({\displaystyle {\vec {L}}={\vec {r}}\times {\vec {p}}={\vec {r}}\times m{\vec {v}}}\).
Xem thêm: Momen động lượng
II. Định luật bảo toàn động lượng
1. Hệ cô lập
Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng.
2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
3. Va chạm mềm
Theo định luật bảo toàn động lượng. Ta có: Sau khi va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc.
Biểu thức: \(m_1\overrightarrow {v_1}+m_2\overrightarrow {v_2}=(m_1+m_2)\overrightarrow {v}\)
Trong đó \(\overrightarrow {v_1}\) là vận tốc vật \(m_1\), \(\overrightarrow {v_2}\) là vận tốc của vật \(m_2\) , \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc m1 và m2 ngay sau va chạm.
4. Va chạm đàn hồi
Ta có sau khi va chạm hai vật không dính vào nhau mà chuyển động với vận tốc mới là \(\overrightarrow {v_1'},\overrightarrow {v_2'}\).
Biểu thức: \(m_1\overrightarrow {v_1}+m_2\overrightarrow {v_2}=m_1\overrightarrow {v_1'}+m_2\overrightarrow {v_2'}\).
5. Chuyển động bằng phản lực
Theo định luật bảo toàn động lượng, ta có \(m\overrightarrow{v}+M\overrightarrow{v}=\overrightarrow{0}\), trong đó \(\overrightarrow {v}\) là vận tốc của lượng khí m phụt ra phía sau và \(\overrightarrow {v}\) là vận tốc tên lửa có khối lượng M.
Xem ngay: Định luật bảo toàn động lượng
III. Dạng bài về công thức động lượng và định luật bảo toàn
Dạng 1: Tính động lượng của một vật, một hệ vật
Động lượng \(\overrightarrow {p}\) của một vật có khoous lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow {v}\) là một đại lượng được xác định bởi biểu thức sau: \(\overrightarrow{p}=m.\overrightarrow{v}\).
Động lượng của hệ vật: \(\overrightarrow{p}=\overrightarrow{p_1}+\overrightarrow{p_2}\)
Có thể bạn quan tâm:
Dạng 2: Bài tập về định luật bảo toàn động lượng
Vậy là chúng tôi đã giúp bạn hoàn thiện xong bài học về định luật bảo toàn động lượng. Hy vọng rằng bài viết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn thành thạo với dạng bài tập này. Chúc các bạn đạt được điểm số cao!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK