Trang chủ Công thức Những điều cần nhớ về vấn đề: Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn

Những điều cần nhớ về vấn đề: Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn

Công thức : Những điều cần nhớ về vấn đề: Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn

LỰC HẤP DẪN - ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN 

Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả nắm được tổng quan lý thuyết về lực hấp dẫn (LHD), định luật vạn vật hấp dẫn: từ khái niệm, công thức...

1. Lực hấp dẫn là gì? 

Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực là lực hấp dẫn.

- LHD là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật. 

2. Định luật vạn vật hấp dẫn

- Định luật: Giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch bình phương khoảng cách giữa chúng. 

- Công thức tính lực hấp dẫn: \(F_{hd} = G\frac{m_1m_2}{r^2}\) (1).

Trong đó: \(m_1\)\(m_2\) là khối lượng hai chất điểm;

r là khoảng cách giữa chúng; 

 \(G = 6,67.10^{-11}Nm^2/kg^2\) là hằng số hấp dẫn. 

- Công thức (1) chỉ áp dụng đúng cho hai trường hợp:

+ Hai vật coi như hai chất điểm. 

+ Vật hình cầu, đồng chất, khi đó r là khoảng cách giữa hai tâm hai vật.

3. Trọng lực

- Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là LHD giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặt biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật. 

- Độ lớn của trọng lực: \(P = G\frac{mM}{(R + h)^{2}}\).

Trong đó: m là khối lượng của vật; 

M và R lần lượt là khối lượng và bán kính Trái Đất; 

h là độ cao vật so với mặt đất. 

\(M\approx 6.10^{24} kg\)\(R \approx 6371.10^3 m \).

- Đồng thời, P = mg nên \(​​​​g = P = \frac{GM}{(R + h)^{2}}\)

Nếu vật ở gần mặt đất thì \(g = \frac{GM}{R^{2}}\)

Độc giả có thể xem tổng hợp các công thức lực hấp dẫn tại đây

Sau khi học xong lý thuyết, độc giả có thể tham khảo cách giải các dạng bài tập lực hấp dẫn lớp 10 tại cunghocvui.com.

 

Công thức tính lực hấp dẫn

Công thức tính lực hấp dẫn của Trái Đất

Bài trước

Công thức tính gia tốc trọng trường

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK