Câu 1 (SGK trang 56, Tiếng Việt 5): Xếp những từ có tiếng hữu đã cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
a) Hữu có nghĩa là "bạn bè".
b) Hữu có nghĩa là "có".
Gợi ý:
a) Hữu có nghĩa là "bạn bè": hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) Hữu có nghĩa là "có": hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.
Câu 2 (SGK trang 56, Tiếng Việt 5): Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp
a) Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn). M: hợp tác
b) Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó". M: thích hợp.
Gợi ý:
a) Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn): Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b) Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó": Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Câu 3 (SGK trang 56, Tiếng Việt 5): Đặt một câu với mỗi từ ở bài tập 1 và một câu với mỗi từ ở bài tập 2.
Gợi ý:
Câu 4 (SGK trang 56, Tiếng Việt 5): Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây:
a) Bốn biển một nhà.
b) Kề vai sát cánh.
c) Chung lưng đấu sức.
Gợi ý:
a) Nên đùm bọc, thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
b) Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.
c) Họ chung lưng đấu sức để cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK