Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Cánh Chim Hòa Bình Tuần 4 - Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa - Tiếng Việt 5

Tuần 4 - Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét 

Câu 1. So sánh nghĩa của các từ in đậm:

Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam… Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.

Từ

Nghĩa của từ

Ví dụ

 

Phi nghĩa

 

 

Trái với đạo nghĩa

 

  • Cuộc chiến tranh phi nghĩa
Giải nghĩa

Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, đi ngược với đạo lý làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.

 

Chính nghĩa

 

 

Điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí

 

  • Chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa
Giải nghĩa Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.

→ Phi nghĩa và chính nghĩa  là hai từ có nghĩa trái ngược nhau 

⇒ Đó là những từ trái nghĩa

Kết luận

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
    • Ví dụ
      • Cao – thấp
      • Ngày – đêm
      • Phải - trái

Câu 2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh hơn sống nhục

  • Những cặp từ trái nghãi
    • Chết/sống
    • Vinh/nhục
  • Giải nghĩa
    • Vinh: Được kính trọng, đánh giá cao
    • Nhục: Xấu hổ vì bị khinh bỉ

Câu 3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

  • Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau
  • Có tác dụng rất lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: Thà chết đi mà được trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Kết luận

  • Việc đặt các từ ngữ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật các sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái…đối lập nhau.

1.2. Luyện tập

Câu 1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a)

Gạn đục khơi trong.

b)

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

c)

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Câu 2. Điền vào mỗi ô trông một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Hẹp nhà (...) bụng.

b) Xấu người (...) nết.

c) Trên kính (...) nhường.

  • Điền từ
    • (a) Hẹp nhà (rộng) bụng.
    • (b) Xấu người (đẹp) nết.
    • (c) Trên kính (dưới) nhường.

Câu 3. Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a) Hòa bình

b) Thương yêu

c) Đoàn kết

d) Giữ gìn

  • Tìm từ
    • (a) Hòa bình: Chiến tranh, xung đột
    • (b) Thương yêu: Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch, căm giận, căm thù, thù ghét, thù hằn, thù nghịch
    • (c) Đoàn kết: Chia rẽ, xung khắc, bè phái
    • (d) Giữ gìn: Phá hoại, tàn phá, phá hủy, phá phách, hủy hoại

Câu 4. Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được:

  • Hai câu, mỗi câu chứa một từ trái nghĩa
    • Ví dụ
      • Những người tốt trên thế giới yêu hòa bình
      • Những kẻ ác thích chiến tranh
  • Một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa
    • Ví dụ
      • Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
      • Hoặc các ví dụ:
        • Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.
        • Cha mẹ thương yêu đồng đều các con của mình. Cha mẹ không ghét bỏ đứa con nào.
        • Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
        • Hãy sống thương yêu lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
        • Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại hãy cùng nhau giữ gìn, đừng nên phá hủy môi trường.
  • Thông qua bài học các em cần nắm được những kiến thức và rèn luyện những kĩ năng và thái độ học tập cơ bản như sau:
    • Kiến thức
      • Hiểu được thế nào là từ trái nghĩa
    • Kĩ năng
      • Tìm từ trái nghĩa trong câu
      • Tập đặt câu với từ trái nghĩa
    • Thái độ
      • Giáo dục ý thức chọn lựa cẩn thận từ trái nghĩa khi dùng cho phù hợp
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK