Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ Tuần 9 - Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 4

Tuần 9 - Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.

Gợi ý:

a. Yêu cầu của đề bài:

- Kể chuyện về một ước mơ đẹp.

- Chuyện đó là chuyện có thực, của em hoặc của bạn bè, người thân.

b. Các hướng xây dựng cốt truyện:

  • Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp. Em kể một câu chuyện để giải thích: Điều gì đã làm nảy sinh ước mơ đẹp đó?
    • M: Quê em trước đây thường mất mùa và xảy ra nạn đói. Các kĩ sư nông nghiệp đem về trồng thử một giống lúa mới cho năng suất cao. Từ đó, quê em liên tục được mùa, dân ấm no. Emmong ước trở thành kĩ sư nông nghiệp để tìm ra nhiều giống lúa mới cho năng suất cao hơn nữa.
  • Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp và đang cố gắng để đạt được ước mơ đó.
    • M: Em mơ ước trở thành một vận động viên bơi lội giành Huy chương Vàng. Để đạt được ước mơ đó, em tham gia câu lạc bộ bơi lội và tập luyện rất chăm chỉ.
  • Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp. Em (hoặc bạn bè, người thân) đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được ước mơ đó.
    • M: Em học môn Toán chưa tốt nhưng mong ước trở thành học sinh giỏi Toán. Đạt được điều này thật khó. Nhưng em đã cố gắng rất nhiều. Cuối năm học vừa qua, em đạt điểm tổng kết môn Toán rất cao và được chọn đi thi học sinh giỏi.

c. Đặt tên cho câu chuyện:

  • Tên câu chuyện có thể là ước, ước mơ, mơ ước,... kèm thêm từ ngữ nói về ước mơ đó.
    • M: Một mơ ước; Một mơ ước đẹp; Mơ ước của em; Một điều ước nho nhỏ;...
  • Tên câu chuyện cũng có thể thể hiện nội dung ước mơ của em (hoặc bạn bè, người thân).
    • M: Mong về thăm nội; Em muốn thành cô giáo; Em sẽ làm phi công,....
  • Tên câu chuyện còn có thể là tên nhân vật, địa phương, sự việc được kể,...
    • M: Anh Tuấn; Dòng sông quê hương; Cơn bão,....

1.2. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện:
      • Nêu tên câu chuyện
      • Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
      • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết thể hiện lòng tự trọng

1.3. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

1.4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện

1.5. Bài kể mẫu

Mình xin kể cho các bạn nghe về một ước mơ hiện tại của mình cho các bạn nghe nhé:

Tuần vừa rồi, trường mình tổ chức một chuyến xe cho những học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đến thăm một trại thương binh cách thị xã của mình chừng hơn mười cây số. Sau chuyện đi ấy trở về, trong mình lóe lên một ước mơ trở thành bác sĩ và sẽ xin về ngay trại thương binh công tác. Các cậu biết không? Mình đã phải rơi nước mắt trước tình cảnh của các bệnh nhân - các chú ấy cũng bằng tuổi bố mình ấy. Họ nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe của các chú ấy mỗi ngày một yếu đi. Da dẻ tê tái xanh mét. Số không nhiễm chất độc thì bị thương cụt tay, cụt chân, hỏng cả hai mắt,… Số thì bị ảnh hưởng thần kinh, lúc thì bình thường lúc thì điên loạn. Nhìn những cảnh ày mình không cầm được nước mắt. Các chú ấy hi sinh đã quá nhiều rồi. Hi sinh cho đất nước, cho chính cuộc sống của chúng ta hôm nay. Bởi vậy sau chuyến đi ấy, mình quyết tâm đi vào ngành y, góp phần công sức của mình xoa dịu nỗi đau cho các chú ấy. Ước mơ của mình thế đấy. Giờ đây mình đang cố gắng học tập tốt đê thực hiện hoài bão của mình.

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện mình có những ước mơ tốt đẹp và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Điều ước của vua Mi-đát để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK