Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ Tuần 7 - Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - Tiếng Việt 4

Tuần 7 - Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

Đề bài:  Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:

a) Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.

b) Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.

Gợi ý:

a) Về tên người, có tên người được tạo từ hai tiếng, ba tiếng và bốn tiếng.

  • Tất cả đều viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

b) Về tên địa lí có ba tên địa lí được tạo thành từ hai và ba tiếng, ở các tên đại lí này đều viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

1.2. Ghi nhớ

  • Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 68 sgk Tiếng Việt 4): Viết tên em và địa chỉ gia đình em.

Gợi ý:

  • Trần Nguyễn Vân Anh, phưởng 4, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2 (trang 68 sgk Tiếng Việt 4): Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em.

Gợi ý:

  • Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phường Hiệp Bình Chánh, Quân Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 3 (trang 68 sgk Tiếng Việt 4): Viết tên và tìm trên bản đồ:

a) Các quận huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em

b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố em

Gợi ý:

a) Các quận huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em

  • Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
  • Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận.

b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố em

  • Khu du lịch, văn hóa Suối Tiên
  • Công viên Văn hóa Đầm Sen
  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, các em cần nắm được:
    • Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam đúng chính tả.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Lời ước dưới trăng để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK