Tuần 9 - Chính tả Nghe - viết: Thợ rèn - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết chính tả bài Thợ rèn

a. Tìm hiểu nội dung bài

Câu 1. Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?

  • Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.

b. Hướng dẫn viết từ khó

  • Trăm nghề
  • Nghề thợ rèn
  • Nhọ lưng
  • Quệt
  • Nhọ mũi
  • Nực
  • Quai
  • Ừng ực
  • Vai trần
  • Bóng nhẫy
  • Diễn kịch

c. Hướng dẫn cách trình bày

  • Cách trình bày bài thơ tự do: Cách một khoảng trống giữa những khổ thơ.

1.2. Học sinh nghe - viết chính tả

Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt 4): Nghe viết bài: Thợ rèn.

  • Nghe bạn đọc và viết.
  • Trao đổi bài viết với bạn để cùng nhau kiểm tra (Chú ý trình bày thể thơ tự do)

1.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Câu 2 (trang 86 sgk Tiếng Việt 4): Điền vào chỗ trống:

a) l  hay n?

...ăm gian nhà cỏ thấp ....e te

Ngõ tối đêm sâu đóm ...ập ...oè

...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt

...àn ao ...óng ...ánh bóng trăng ..oe.

                    NGUYỄN KHUYẾN

b) uôn hay uông?

- ...nước, nhớ ng...

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau m..., nhớ cà dầm tương.

- Đố ai lặn x... vực sâu

Mà đo miệng cá,...câu cho vừa.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Ch... kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Gợi ý:

a)

Năm gian lều cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất pha chòm khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

                     NGUYỄN KHUYẾN

b)

Uống nước nhớ nguồn.

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

- Đố ai lặn xuống vực sâu

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

  • Thông qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Thợ rèn, các em cần nắm được:
    • Nghe - viết đúng bài chính tả: Thợ rèn.
    • Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ và các khổ thơ.
    • Rèn kĩ năng viết và dùng đúng các từ có chứa l/n, uôn/uông thích hợp.
  • Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK