a) Vẽ tam giác \(ABC\) cạnh \(a = 3cm\).
b) Vẽ đường tròn \((O;R)\) ngoại tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(R\).
c) Vẽ đường tròn \((O;r)\) nội tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(r\).
d) Vẽ tiếp tam giác đều \(IJK\) ngoại tiếp đường tròn \((O;R)\).
+) Sử dụng thước và compa để vẽ hình.
+) Tâm đường tròn ngoại tiếp là giao của 3 đường trung trực.
+) Tâm đường tròn nội tiếp là giao của 3 đường phân giác.
+) Sử dụng định lý Pi-ta-go và tính chất của tam giác đều để tính R và r.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ tam giác đều \(ABC\) có cạnh bằng \(3cm\) (dùng thước có chia khoảng và compa).
b) Tâm \(O\) của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều \(ABC\) là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời là ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác của tam giác đều \(ABC\)).
Ta có: \(R= OA =\) \(\frac{2}{3}\)\(AA'\) = \(\frac{2}{3}\). \(\frac{AB\sqrt{3}}{2}\) = \(\frac{2}{3}\) . \(\frac{3\sqrt{3}}{2}\) = \(\sqrt3 (cm)\).
c) Đường tròn nội tiếp \((O;r)\) tiếp xúc ba cạnh của tam giác đều \(ABC\) tại các trung điểm \(A', B', C'\) của các cạnh.
Ta có: \(r = OA' = \)\(\frac{1}{3}\)\( AA'\) =\(\frac{1}{3}\) \(\frac{3\sqrt{3}}{2}\) = \(\frac{\sqrt{3}}{2}(cm).\)
d) Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn \((O;R)\) tại \(A,B,C\). Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại \(I, J, K\). Ta có \(∆IJK\) là tam giác đều ngoại tiếp \((O;R)\).
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK