Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 6: Ngành Động Vật Có Xương Sống Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng

Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các bộ móng guốc

  • Đặc điểm
    • Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bao bọc, được gọi là guốc.
    • Chân thú thuộc bộ móng guốc có đặc điểm thích nghi với lối di chuyển nhanh:
  • Thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
  • Chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

  • Thú móng guốc gồm 3 bộ:

* Bộ guốc chẵn

  • Đặc điểm: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu.

Chi của thủ guốc chằn

Móng ở lợn có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn, không có ngón số 1.

Móng ở bò có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón số 2 và 5 thiếu, không có ngón số 1.

  • Đa số sống đàn.
  • Có loài ăn tạp (lợn), có lòa ăn thực vật (dê), nhiều loài nhai lại (trâu, bò).
  • Đại diện: lợn, bò, trâu, hươu, nai …

* Bộ guốc lẻ

  • Đặc điểm: thú có 1 móng chân giữa phát triển hơn cả.
    • Chân ngựa có 1 ngón
    • Chân tê giác có 3 ngón

Chi của thú guốc lẻ

  • Có những thú ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống thành bầy đàn như: ngựa
  • Có những thú có sừng, sống đơn độc như: tê giác
  • Đại diện: ngựa, ngựa vằn, tê giác, lừa …

* Bộ voi

  • Đặc điểm:
    • Có đủ 5 ngón, guốc nhỏ.         

Có vòi, sống theo đàn.

Ăn thực vật và không nhai lại.

  • Đại diện: voi

* Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú Móng guốc

Tên động vật

Số ngón chân phát triển

Sừng

Chế độ ăn

Lối sống

Lợn

Chẵn

Không

Ăn tạp

Đàn

Huơu

Chẵn

Nhai lại

Đàn

Ngựa

Lẻ

Không

Không nhai lại

Đàn

Voi

5 ngón

Không

Không nhai lại

Đàn

Tê giác

Lẻ

Không nhai lại

Đơn độc

1.2. Bộ Linh trưởng

  • Gồm những thú đi bằng 2 chân, thích nghi với lối sống ở cây. Tứ chi phát triển thích nghi với việc cầm nắm, leo trèo.
  • Bàn tay, bàn chân 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại.
  • Tập tính:
    • Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
    • Sống theo bầy đàn (khỉ) hoặc sống đơn độc (đười ươi)
  • Đại diện: Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, gorila)

* Khỉ, vượn và khỉ hình người có những đặc điểm cấu tạo và đời sống khác nhau

Đại diện

Đặc điểm cấu tạo

Đời sống

Chai mông

Túi má

Đuôi

Khỉ

Có chai mông lớn

Có túi má lơn

Đuôi dài

Sống theo đàn

Vượn

Có chai mông nhỏ

Không có túi má

Không có đuôi

Sống theo đàn

Khỉ hình người

Đười ươi

Không có chai mông

Không có túi má

Không có đuôi

Sống đơn độc

Tinh tinh

Sống theo đàn

Gorila

 Sống theo đàn

 

* Lưu ý:

  • Chai mông phần da dày lên ở mông khỉ

  • Túi má: da ở cổ làm thành túi xông với xoang miệng để trữ thức ăn, khi đi kiếm ăn

1.3. Vai trò của thú

  • Cung cấp thực phẩm: trâu, bò, lợn ..             

  • Sức kéo: trâu, bò …

  • Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung hươu, nai; xương (hổ, gấu …), mật gấu …

  • Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ: da, lông (hổ, báo …), ngà voi, sừng tê giác, xạ hương …

  • Phục vụ du lịch, giải trí: cá heo, khỉ, voi …

  • Tiêu diệt 1 số động vật gặm nhấm có hại cho nông, lâm nghiệp: mèo, chồn, cầy …

  • Vật thí nghiệm: chuột bạch, khỉ, thỏ …

* Vì có những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đã bị săn bắt, buôn bán  số lượng loài trong tự nhiên đang bị giảm sút  có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã

  • Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
  • Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc tạo môi trường sống cho động vật
  • Đề ra luật bảo vệ thiên nhiên, nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm
  • Tăng cường tuyên truyền, giao dục mọi người bảo vệ động vật, không săn bắt bừa bãi.

1.4. Đặc điểm chung của lớp thú

  • Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
  • Có lông mao
  • Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh và răng hàm
  • Sinh sản: thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Tuần hoàn: tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn và máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
  • Bộ não phát triển
  • Động vật hằng nhiệt

2. Luyện tập Bài 51 Sinh học 7

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 51 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Guốc có 4 ngón, không có ngón số 1.
    • B. Guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
    • C. Guốc có 5 ngón, guốc nhỏ
    • D. Guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả
    • A. Guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
    • B. Guốc có 4 ngón, không có ngón số 1.
    • C. Guốc có 5 ngón, guốc nhỏ.
    • D. Guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả.
    • A. Guốc có 5 ngón, guốc nhỏ
    • B. Guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả.
    • C. Guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.
    • D. Guốc có 4 ngón, không có ngón số 1

Câu 3-Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 51 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 169 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 169 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 169 SGK Sinh học 7

Bài tập 9 trang 108 SBT Sinh học 7

Bài tập 10 trang 109 SBT Sinh học 7

Bài tập 11 trang 109 SBT Sinh học 7

Bài tập 12 trang 110 SBT Sinh học 7

Bài tập 13 trang 110 SBT Sinh học 7

Bài tập 16 trang 114 SBT Sinh học 7

Bài tập 17 trang 114 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 51 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK