Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các cơ quan dinh dưỡng

1.1.1. Tiêu hóa

  • Ống tiêu hóa phân hóa chuyên hóa với chức năng
  • Tốc độ tiêu hóa cao

1.1.2. Tuần hoàn

  • Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn. Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẩm. Có 2 vòng tuần hoàn
  • Máu nuôi cơ thể giàu ôxi (máu đỏ tươi)

Sơ đồ hệ tuần hoàn

Hình 1: Sơ đồ hệ tuần hoàn

1.1.3. Hô hấp

  • Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc
  • Một số ống khí thông với túi khí → bề mặt trao đổi khí rộng
  • Trao đổi khí:
  • Khi bay do túi khí
  • Khi đậu nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực
  • Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

Sơ đồ hệ hô hấp

Hình 2: Sơ đồ hệ hô hấp

1.1.4. Bài tiết và sinh dục

  • Bài tiết: Thận sau, không có bóng đái. Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân.
  • Sinh dục: Thụ tinh trong, chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

Hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim

Hình 3: Hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim

A- Hệ niệu sinh dục chim trống

B- Hệ niệu sinh dục chim mái

1- Thận, 2- Ống dẫn nước tiểu, 3- Xoang huyệt, 4- Tuyến trên thận

5- Tinh hoàn, 6- Ống dẫn tinh, 7- Buồng trứng, 8- Phễu của ống dẫn trứng

9- Ống dẫn trứng, 10- Lỗ đổ ra xoang huyệt của ống dẫn trứng

11- Ống dẫn trứng bên phải tiêu giảm

1.2. Thần kinh và giác quan

  • Bộ não phát triển:
    • Não trước lớn
    • Tiểu não có nhiều nếp nhăn
    • Não giữa có 2 thùy thị giác.
  • Giác quan
    • Mắt tinh có mi thứ 3 mỏng
    • Tai có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai

Sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu

2. Luyện tập Bài 43 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay.
  • Nêu được tập tính của chim bồ câu

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Có nhiều vách ngăn.
    • B. Không có vách ngăn, mao mạch không phát triển.
    • C. Phổi có mao mạch phát triển
    • D. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí.
    • A. Không có miệng và mỏ sừng
    • B. Miệng có mỏ xừng
    • C. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến
    • D. Trên thực quản có chỗ phình to là diều
    • A. Chim trống có đôi tinh hoàn và ống dẫn tinh, chim mái có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển
    • B. Chim trống có 1 đôi tinh hoàn và ống dẫn tinh phía bên trái phát triển, chim mái có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng
    • C. Chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, chim mái có 2 buồng trứng và ống dẫn trứng.
    • D. Chim trống có đôi tinh hoàn và ống dẫn tinh, chim mái có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng bên ngoài phát triển

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 142 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 142 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 91 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 94 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 95 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 95 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 98 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 98 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 99 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 99 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 100 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 43 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK