Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

  • Cần phân biệt đâu là kim giờ, đâu là kim phút: Đối với đồng hồ có 2 kim là kim giờ và kim phút thì kim ngắn là kim giờ, kim dài là kim phút.
  • Khi đọc thì đọc kim giờ trước, kim phút sau.
  • Muốn biết kim phút đang chỉ bao nhiêu phút ta tính từ số trở đi, kim quay qua mỗi số ta được 5 phút (ví dụ kim chỉ số 3 lấy 5 × 3 = 15 phút)

1.2. Giải bài tập Sách Giáo Khoa

Bài 1 trang 13: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 

Hướng dẫn giải:

A: Đồng hồ chỉ 4 giờ 5 phút

B: Đồng hồ chỉ 4 giờ 10 phút

C: Đồng hồ chỉ 4 giờ 5 phút

D: Đồng hồ chỉ 6 giờ 15 phút

E: Đồng hồ chỉ 7 giờ 30 phút

G: Đồng hồ chỉ 12 giờ 35 phút hay 1 giờ kém 25 phút

Lưu ý:

Khi kim dài chưa vượt quá số 6 theo chiều thuận ta đọc theo giờ hơn

Khi kim dài vượt quá số 6 theo chiều thuận ta đọc theo giờ kém, khi đọc giờ kém ta tính số phút từ số 12 ngược chiều kim đồng hồ về số kim phút đang chỉ

Bài 2 trang 13: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 7 giờ 5 phút;                      b) 6 giờ rưỡi;                      c) 11 giờ 50 phút.

Hướng dẫn giải:

  • Quay kim ngắn chỉ vào số giờ.
  • Quay kim dài chỉ vào số phút : Bắt đầu từ số 12 trở đi, mỗi số trên đồng hồ sẽ tương ứng với 5 phút.

a) Kim ngắn chỉ số 7, kim dài chỉ số 1

b) Kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 6

c) Kim ngắn chỉ gần tới số 12, kim dài chỉ số 10

Bài 3 trang 13: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

Hướng dẫn giải:

  • Đọc giờ trước, đọc phút sau.
  • giờ và phút phân cách nhau bởi dấu ":"

Bài giải

Đồng hồ A chỉ 5 giờ 20 phút

Đồng hồ D chỉ 14 giờ 5 phút

Đồng hồ B chỉ 9 giờ 15 phút

Đồng hồ E chỉ 17 giờ 30 phút

Đồng hồ C chỉ 12 giờ 35 phút

Đồng hồ G chỉ 21 giờ 55 phút

Bài 4 trang 14: Vào buổi chiều, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian ? 

Hướng dẫn giải:

  • Một ngày có 24 giờ nhưng trên đồng hồ kim chỉ có 12 số nên giờ buổi chiều trên đồng hồ kim vẫn sẽ giống giờ buổi sáng.
  • Nhưng trên đồng hồ điện tử lại không như vậy, qua 12 giờ trưa đến chiều đồng hồ điện tử vẫn chạy tiếp là 13 giờ (tương ứng 1 giờ chiều), 14 giờ (tương ứng 2 giờ chiều), ...
  • Muốn biết giờ buổi chiều trên đồng hồ điện tử tương ứng bao nhiêu giờ chiều trên đồng hồ kim ta lấy số giờ trên đồng hồ điện tử - 12 giờ = Số giờ buổi chiều trên đồng hồ kim.

Bài giải

Vào buổi chiều:

Đồng hồ A chỉ: 16 giờ - 12 giờ = 4 giờ

Đồng hồ C chỉ: 16 giờ 30 phút - 12 giờ = 4 giờ 30 phút

Đồng hồ E chỉ: 13 giờ 25 phút - 12 giờ = 1 giờ 25 phút

Vào buổi chiều, các đồng hồ chỉ cùng thời gian là :

+ Đồng hồ A và đồng hồ B (chỉ cùng 4 giờ)

+ Đồng hồ C và đồng hồ G (chỉ cùng 4 giờ rưỡi)

+ Đồng hồ D và đồng hồ E (cùng chỉ 1 giờ 25 phút).
 
Bài 1 trang 15: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? (Trả lời theo mẫu)
Hướng dẫn giải:
 

+ Đồng hồ B chỉ 1 giờ 40 phút hoặc 2 giờ kém 20 phút.

+ Đồng hồ C chỉ 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.

+ Đồng hồ D chỉ 5 giờ 50 phút hoặc 6 giờ kém 10 phút.

+ Đồng hồ E chỉ 8 giờ 55 phút hoặc 9 giờ kém 5 phút.

+ Đồng hồ G chỉ 10 giờ 45 phút hoặc 11 giờ kém 15 phút.

Bài 2 trang 15: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ

a) 3 giờ 15 phút;                             b) 9 giờ kém 10 phút;                               c) 4 giờ kém 5 phút.

Hướng dẫn giải:

a) Kim ngắn chỉ qua số 3, kim dài chỉ số 3

b) Kim ngắn chỉ gần đến số 9, kim dài chỉ số 10

c) Kim ngắn chỉ gần đến số 4, kim dài chỉ số 11

Lưu ý: Trong giờ kém, muốn biết kim phút đang chỉ số nào ta đếm từ số 12 ngược chiều kim đồng hồ.

Bài 3 trang 15: Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào ?

Hướng dẫn giải:

Mỗi đồng hồ tương ứng với 1 cách đọc.

Bài 4 trang 16: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi

 

Hướng dẫn giải:

a) Bạn Minh thức dậy lúc 6 giờ 15 phút

b) Bạn Minh đánh răng, rửa mặt lúc 6 giờ 30 phút

c) Bạn Minh ăn sáng lúc 7 giờ kém 15 phút

d) Bạn Minh tới trường 7 giờ 25 phút

e) Bạn Minh bắt đầu đi từ trường về nhà lúc 11 giờ

g) Bạn Minh về đến nhà lúc 11 giờ 20 phút

Bài 1: Ghi giờ dưới các đồng hồ sau:

Hướng dẫn giải:

A. 4 giờ 30 phút

B. 3 giờ 50 phút hoặc 4 giờ kém 10 phút

C. 4 giờ 20 phút

D. 4 giờ 40 phút

Bài 2: Nối

1. 8 giờ 30 phút

2. 4 giờ 15 phút

3. 9 giờ 15 phút

4. 1 giờ 30 phút

Hướng dẫn giải:

A - 2

B - 4

C - 3

D - 1

Hỏi đáp về Xem đồng hồ 

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK