Hoá học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. HÓA VÔ CƠ

1.1.1. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Hình 1: Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

1.1.2. Vận dụng

Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau: 

chuỗi phản ứng của sắt

Hướng dẫn:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + Ag2SO4 → FeSO4 + 2AgCl↓

FeSO4 + Ba(NO3)2 → Fe(NO3)2 + BaSO4

Fe(NO3)2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KNO3

Fe(OH)2 + O2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) Fe2O3 + H2O

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2FeCl3 + 3Ag2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6AgCl↓

Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4

Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KNO3

2Fe(OH)3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) Fe2O3 + H2O

2FeCl2 (lục nhạt)+ Cl2 → 2FeCl3(vàng nâu)

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO→ 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Fe2(SO4)3 + Fe \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 3FeSO4

4Fe(NO3)2 + O2 + 4HNO3 → 4Fe(NO3)3 + 2H2O

2Fe(NO3)3 + Cu → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

4Fe(OH)2(trắng xanh)   + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3(nâu đỏ)

Ví dụ 2: Hoàn thành các phản ứng sau:

Fe2(SO4)3 + ? → Fe(NO3)3 + ?  

AlCl3 + ? → Al2(SO4)3 + ?

Al2O3 + KHSO4 → ? + ? + ?  

KHCO3 + Ca(OH)2 → ? + ? + ?

NaCl + ? → NaOH + ?

Ca(HCO3)2 + ? → CaCO3↓ + ?

Hướng dẫn:

Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4

2AlCl3 + 3Ag2SO4 → Al2(SO4)3 + 6 AgCl↓

Al2O3 + 6KHSO4 → Al2(SO4)3 + 3K2SO4 + 3H2O

KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + KOH + H2O

Điện phân có vách ngăn:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2↑ 

Ca(HCO3)2 +K2CO3 → CaCO3↓ + 2KHCO3

1.2. HÓA HỮU CƠ

1.2.1. Công thức cấu tạo

Công thức cấu tạo của một vài chất hữu cơ

Hình 2: Công thức cấu tạo của một vài chất hữu cơ

1.2.2. Tính chất hóa học

a) Rượu etylic, axit axetic, chất béo.

  Rượu etylic Axit axetic Chất béo
Công thức C2H5OH CH3COOH (RCOO)3C3H5
Phản ứng đốt cháy C2H5OH +3O2  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2CO2 + 3H2O CH3COOH + 3O2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\)  2CO2 + 2H2O

Chất béo (RCOO)3C3H5 + O\(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CO2  + H2O

Phản ứng thủy phân Không phản ứng Không phản ứng

Chất béo + Nước  \(\overset{axit,t^{0}}{\rightarrow}\)  Glixerin + các axit béo

Phản ứng với dung dịch kiềm Không phản ứng CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O  

Chất béo + dd kiềm → Glixerin + Các muối của axit béo

Phản ứng với Na

2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa  + H2

2 CH3COOH + 2Na →  2CH3COONa  + H2 Không phản ứng
Phản ứng este hóa

CH3COOH + C2H5OH \(\rightleftharpoons\) CH3COOC2H5 + H2O

CH3COOH + C2H5OH \(\rightleftharpoons\) CH3COOC2H5 + H2O Không phản ứng
Tác dụng với muối của axit yếu hơn Không phản ứng

2 CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Không phản ứng
Ứng dụng Dùng làm rượu bia, nước giải khát, nhiên liệu, nguyên liệu điều chế các chất hữu cơ,…  Nguyên liệu để tổng hợp chất dẻo,  phẩm nhuộm,dược phẩm,… Là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật, cung cấp năng lượng,…

b) Glucozơ, Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

  Glucozơ Saccarozơ Tinh bột và xenlulozơ
Công thức C6H12O6 C12H22O11 (-C6H10O5-)n
Phản ứng Oxi hóa

C6H12O6 + Ag2O\(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 + 2Ag.

Không phản ứng Không phản ứng
Phản ứng lên men

C6H12O6 \(\overset{men\,\,giam}{\rightarrow}\)2C2H5OH + 2CO2

Không phản ứng Không phản ứng
Phản ứng thủy phân Không phản ứng C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow[t^{0}]{Axit}\) C6H12O+ C6H12O (–C6H10O–)n  +   nH2O \(\xrightarrow[t^{0}]{Axit}\) nC6H12O6
Phản ứng với iot Không phản ứng Không phản ứng tạo màu xanh tím

Bài 1:

Nêu phương pháp tách hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO ở thể rắn thành các chất nguyên chất. 

Hướng dẫn:

Trước tiên ta sẽ khử các oxit kim loại trên bằng hiđro ở nhiệt độ cao (chỉ có oxit kim loại đứng sau nhôm mới bị khử)

Ta có phản ứng khử như sau: CuO + H2 → Cu + H2O; Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Còn lại MgO không bị khử. Sau đó ta cho các chất thu được tác dụng với axit HCl thì Cu không phản ứng và bị oxi hóa ở ngoài không khí tạo thành CuO:

2Cu + O2 → 2CuO. Ta tách được CuO ra khỏi hỗn hợp.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2  ;    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Hai muối thu được là MgCl2 và FeCl2 ta cho điện phân dung dịch thì FeCl2 bị điện phân tạo thành Fe, sau đó Fe bị oxi hóa thành Fe2O3 ta tách được Fe2O3

Muối MgCl2 không bị điện phân dung dịch thì ta điện phân nóng chảy tạo thành Mg, sau đó đốt nóng thì Mg bốc cháy trong không khí tạo ra MgO

MgCl2 → Mg + Cl2; 2Mg + O2 → 2MgO

Cuối cùng ta tách được cả ba chất trên ra khỏi hỗn hợp thành các chất nguyên chất.

Bài 2:

Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit H2SO4 loãng dư thì thoát ra 8,96 dm3 H2 (ở đktc). Còn nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 dm3 SO2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. 

Hướng dẫn:

Cu không tan trong H2SO4 loãng, chỉ có Fe và Al tan được trong axit loãng

Fe +  H2SO4 → FeSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

H2SO4 đặc nóng hòa tan cả 3 kim loại:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Số mol H2 = 0,4; số mol SO2 = 0,55

Gọi số mol của Fe, Al, Cu lần lượt là x, y, z ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l} 56x{\rm{ }} + {\rm{ }}27y{\rm{ }} + {\rm{ }}64z{\rm{ }} = {\rm{ }}17,4\\ x{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5y = 0,4\\ 1,5x{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5y{\rm{ }} + {\rm{ }}z{\rm{ }} = {\rm{ }}0,55 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,1(mol)\\ y = 0,2(mol)\\ z = 0,1(mol) \end{array} \right.\)

Khối lượng của sắt ban đầu là: mFe = 0,1. 56 = 5,6 (gam)

Khối lượng của nhôm ban đầu là: mAl = 0,2. 27 = 5,4 (gam)

Khối lượng của đồng ban đầu là: mCu = 0,1. 64 = 6,4 (gam)

Bài 3:

Đốt cháy hoàn toàn 0,295 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O thu được 0,44 gam CO2, 0,225 gam H2O. Trong một thí nghiệm khác, khi phân tích một lượng chất X như trên cho 55,8 cm3 N2 (đo ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 29,5. Lập CTHH và CTPT của X.

Hướng dẫn:

MX = 59. Đặt CTPT của X là CxHyOzNt

Áp dụng công thức: \(\frac{{{M_X}}}{{{m_X}}} = \frac{{44x}}{{{m_{C{O_2}}}}} = \frac{y}{{{m_{{H_2}O}}}} = \frac{{11,2t}}{{{V_{{N_2}}}}}\)

    \(\frac{{59}}{{0,295}} = \frac{{44x}}{{0,44}} = \frac{y}{{0,225}} = \frac{{11,2t}}{{0,0558}}\)

    => x = 2; y = 5; t = 1

    Với MA = 59 => z = 1. Vậy CTPT: C2H5ON

3. Luyện tập Bài 56 Hóa học 9

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 56.

Bài tập 1 trang 167 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 167 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 167 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 167 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 167 SGK Hóa học 9

Bài tập 1 trang 168 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 168 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 168 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 168 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 168 SGK Hóa học 9

Bài tập 6 trang 168 SGK Hóa học 9

Bài tập 7 trang 168 SGK Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 56 chương 5 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK