Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Đống Đa

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Đống Đa

Câu hỏi 1 :

Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: "Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.

D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

Câu hỏi 2 :

“Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?

A. C.Mác

B. Ăng-ghen

C. Lê-nin

D. Xanh Xi-mông

Câu hỏi 3 :

Quốc tế thứ hai không có đóng góp nào sau đây?

A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.

B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.

C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.

D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.

Câu hỏi 4 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?

A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.

B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.

C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.

D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.

Câu hỏi 5 :

Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.

C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.

D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng xã hội mới.

Câu hỏi 6 :

Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) có ý nghĩa gì?

A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.

B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.

D. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, tạo nền tảng cho các cuộc cách mạng sau này.

Câu hỏi 7 :

Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn Trung Quốc là gì?

A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.

B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.

C. Chống lại Từ Hi Thái hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.

Câu hỏi 8 :

Năm 1905, diễn ra sự kiện gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a?

A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.

B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.

C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a.

D. Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.

Câu hỏi 9 :

Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XIX

D. Đầu thế kỉ XX

Câu hỏi 10 :

Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào?

A. Các nước châu Phi

B. Các nước Đông Nam Á

C. Trung Quốc

D. Hoa Kì

Câu hỏi 11 :

Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?

A. Chính đảng của những người lao động Nga.

B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản.

C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

Câu hỏi 12 :

Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?

A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.

B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.

C. Chống chiến tranh đế quốc.

D. Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.

Câu hỏi 13 :

Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, thủy lôi,…

B. Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa.

C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.

D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.

Câu hỏi 14 :

Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi ( 1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu?

A. Sơn Đông

B. Nam Kinh

C. Vũ Xương

D. Bắc Kinh

Câu hỏi 15 :

Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc?

A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.

B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.

C. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.

D. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.

Câu hỏi 16 :

Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?

A. Nhà nước phong kiến rất mạnh.

B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ.

C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

D. Chính sách ngoại giao khôn khéo.

Câu hỏi 17 :

Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?

A. Chính quyền từ phong kiến trở thành tư sản hóa.

B. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Xóa bỏ chế độ nông dân.

Câu hỏi 18 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì?

A. Sau cải cách nền kinh tế - xã hôi ổn định.

B. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.

C. Nhật giữ vững độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư sản.

D. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.

Câu hỏi 19 :

Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là gì?

A. Thiết lập chế độ cộng hòa liên bang

B. Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước

C. Quyền lợi kinh tế- chính trị không bao gồm phụ nữ, nô lệ

D. Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến

Câu hỏi 20 :

Sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?

A. Sản xuất gang, thép, than đá

B. Sản xuất dầu mỏ

C. Dệt vải

D. Thuộc da

Câu hỏi 21 :

Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?

A. Quý tộc, tư sản và công nhân

B. Quý tộc, tư sản và nông dân

C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân

D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba

Câu hỏi 22 :

Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?

A. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

B. Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân

C. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất

D. Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

Câu hỏi 23 :

Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là gì?

A. Chính phủ tư sản.

B. Chính phủ lâm thời.

C. Chính phủ vệ quốc.

D. Chính phủ phản quốc.

Câu hỏi 24 :

Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?

A. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905) bị đàn áp

B. Phong trào cách mạng của nông dân và binh lính (1905) bị đàn áp

C. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904) bị đàn áp

D. Công nhân Pê-téc-bua kéo đến Cung điện mùa đông (9/1/1905) đưa yêu sách nhưng bị đàn áp

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước

B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.

C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân.

D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Câu hỏi 26 :

Nhà khoa học nào đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn?

A. Niu- tơn

B. Lô-mô-nô-xốp

C. Men-đê-lê-ép

D. Rơn-ghen

Câu hỏi 27 :

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc

B. Thỏa hiệp với thực dân Anh

C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ

D. Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc

Câu hỏi 28 :

Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?

A. Kiên quyết đấu tranh chống đế quốc đến cùng

B. Thỏa hiệp với đế quốc để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

C. Vừa đánh vừa đàm phán để từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân phương Tây

D. Kêu gọi sự giúp đỡ của các nước chư hầu chống lại thực dân phương Tây

Câu hỏi 29 :

Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?

A. Tây Ban Nha trao trả độc lập cho Phi-lip-pin.

B. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.

C. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.

D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Phi-lip-pin.

Câu hỏi 30 :

Khu vực nào ở Trung Quốc là vùng ảnh hưởng của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?

A. Bắc Kinh

B. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc

C. Hồng Kông

D. Thượng Hải

Câu hỏi 31 :

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì?

A. Đập phá máy móc

B. Bãi công

C. Thành lập các tổ chức công đoàn

D. Khởi nghĩa vũ trang

Câu hỏi 32 :

Vì sao đầu thế kỉ XX, ở châu Âu lại hình thành hai khối quân sự kình địch nhau?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề kinh tế

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề chính trị

C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề quân sự

D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

Câu hỏi 33 :

Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh đế quốc của nước Nga?

A. Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc

B. Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc

C. Thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc

D. Phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc

Câu hỏi 34 :

Lê Nin gọi đế quốc Anh là gì?

A. Thực dân

B. Đế Quốc

C. Thực dân đế quốc

D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân

Câu hỏi 35 :

Vùng đất Nê- Đéc –Lan nay thuộc hai nước nào?

A. Hà Lan và Pháp

B. Hà Lan và Bỉ

C. Hà Lan và Nga

D. Hà Lan và Đức

Câu hỏi 36 :

Vào đầu thế kỉ XX, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ mấy thế giới?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Câu hỏi 38 :

Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nổi tiếng nhất ở Anh là gì?

A. Thủ công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Len dạ

D. Thủy tinh

Câu hỏi 39 :

Giai cấp nào ở Pháp trước cách mạng được đánh giá là nghèo khổ nhất?

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Tư sản.

D. Bình dân thành thị.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK