Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2021

Câu hỏi 1 :

Trong cuộc họp tổ dân phố, chị L yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị L thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

B. Quyền tố cáo của công dân.

C. Quyền khiếu nại của công dân.

D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

Câu hỏi 2 :

Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phát huy tính tự do của công dân.

B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân.

D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân.

Câu hỏi 3 :

Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Dân chủ công khai.

B. Dân chủ đa số.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu hỏi 4 :

Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn A tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?

A. Quyền dân biết về các công việc chung.

B. Quyền dân bàn về các công việc chung.

C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.

D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.

Câu hỏi 6 :

Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.

B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.

D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.

Câu hỏi 7 :

Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.

B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.

C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.

D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu hỏi 8 :

Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau?

A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.

B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.

C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.

D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.

Câu hỏi 9 :

Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân.

D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.

Câu hỏi 10 :

Hãy lựa chọn những hành vi sau thể hiện vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.

B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương

C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.

D. Báo cáo với giáo viên những hành vi kỉ luật sai trái của bạn khác.

Câu hỏi 11 :

 Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc?

A. Trốn tập quân sự trong trường học.

B. Không tham gia sinh hoạt Đoàn- Đội.

C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.

D. Rủ rê bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.

Câu hỏi 12 :

Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?

A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ

B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện phẩm chất này

C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ

D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm

Câu hỏi 13 :

Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người................

A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau

B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc

C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình

D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật

Câu hỏi 14 :

T sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều.Chính vì vậy mà T không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình.Việc làm của bạn T cho thấy cậu ta là người như thế nào?

A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ

B. Người sống thiếu tình cảm gia đình

C. Không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con

D. Con người có cá tính, thích độc lập

Câu hỏi 15 :

Theo em, việc làm nào dưới đây vừa là việc làm có đạo đức và tuân thủ pháp luật?

A. Chăm ngoan, học giỏi, không sa ngã vào tệ nạn xã hội

B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa

C. Giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó học tập

D. Tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy học đường

Câu hỏi 16 :

Chị H đã có gia đình nhưng chồng đi công tác xa. Ở nhà chị có quan hệ lén lút với người đàn ông khác.Em nhận thấy chị H trong câu chuyện trên là người như thế nào ?

A. Sống vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục của xã hội

B. Không có đạo đức và không tuân theo pháp luật

C. Sống vô trách nhiệm với chồng và gia đình hai bên

D. Là người ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của mình.

Câu hỏi 17 :

Độ tuổi lao động được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật nước ta lần lượt đối với nam và nữ là?

A. Nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi.

B. Nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.

C. Nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi.

D. Nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.

Câu hỏi 18 :

Xác định hành vi vi phạm luật lao động của người sử dụng lao động trong các trường hợp sau đây.

A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp

B. Nghỉ việc dài ngày không có lí do

C. Tự ý bỏ việc không báo trước

D. Làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm.

Câu hỏi 19 :

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A.  Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của con.

C. Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính.

D. Trong gia đình người chồng là người quyết định tất cả mọi việc.

Câu hỏi 20 :

Hôn nhân hợp pháp là?

A. Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên, tự nguyện chung sống lâu dài

B. Đủ tuổi pháp luật qui định, người khác giới, có họ ngoài 3 đời

C. Đủ tuổi pháp luật qui định, độc thân, tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn

D. Những người độc thân, tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn

Câu hỏi 21 :

Những hành vi nào sau đây trái với quy định của nhà nước về hôn nhân?

A. Kết hôn khi đang có vợ hoặc đang có chồng.

B. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.

C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân.

D. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính.

Câu hỏi 22 :

Quan hệ xã hội là gì?

A. Là những quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. Là quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

C. Là quan hệ giữa giáo viên và học sinh.

D. Là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người.

Câu hỏi 23 :

Theo em, đối tượng nào sau đây được kinh doanh theo quy định của pháp luật?

A. Người mất năng lực hành vi dân sự.

B. Người bị nhiễm HIV/AIDS.

C. Người chưa thành niên.

D. Người đang bị phạt tù giam.

Câu hỏi 24 :

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Những người từ 15 tuổi trở lên.

B. Học sinh còn nhỏ tuổi nên chưa có nghĩa vụ lao động.

C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động.

D. Những người khuyết tật sẽ được nhà nước hỗ trợ nên không phải lao động.

Câu hỏi 25 :

Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ?

A. hôn nhân và gia đình

B. nhân thân phi tài sản.

C. chuyển dịch tài sản

D. lao động, công vụ nhà nước.

Câu hỏi 27 :

Tội phạm là người có hành vi vi phạm?

A. pháp luật dân sự

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật hình sự

D. kỉ luật.

Câu hỏi 28 :

Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là?

A. trách nhiệm pháp lí

B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình

D. vi phạm đạo đức.

Câu hỏi 29 :

Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới...........

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu hỏi 30 :

Để tìm việc làm phù hợp, anh A có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu hỏi 31 :

Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng.................

A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.

B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.

C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.

D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu hỏi 32 :

Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?

A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp.

C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo.

D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài.

Câu hỏi 33 :

Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?

A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 34 :

Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

A. Phá hoại nhà nước.

B. Bảo vệ nhà nước.

C. Hành động yêu nước.

D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu hỏi 35 :

Độ tuổi nhập ngũ là?

A. 17 tuổi.

B. Đủ 17 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Đủ 18 tuổi.

Câu hỏi 36 :

Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.

B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.

C. Coi như không biết gì.

D. Tham gia các nhóm phản động đó.

Câu hỏi 37 :

Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng Tổ quốc.

B. Phá hoại Tổ quốc.

C. Ngoại giao với các nước khác.

D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Câu hỏi 38 :

Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

A. Từ 1,5 - 2 triệu.

B. Từ 2 – 3 triệu

C. Từ 3 – 5 triệu.

D. Từ 5 – 7 triệu.

Câu hỏi 39 :

Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

A. 22 tuổi.

B. 24 tuổi.

C. 25 tuổi.

D. 27 tuổi.

Câu hỏi 40 :

Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B.  Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.

C. Tham gia hiến máu nhân đạo.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 41 :

Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền.

B. Cảnh cáo.

C. Kỉ luật.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi 42 :

Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

A. Giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật

B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ

C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy

D. Cả A,C

Câu hỏi 44 :

Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Pháp luật.

C. Sống có đạo đức.

D. Đạo đức.

Câu hỏi 45 :

Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng xa được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Câu hỏi 46 :

Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Sống có đạo đức.

C. Sống có văn hóa.

D. Sống có trách nhiệm.

Câu hỏi 47 :

Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

C. Được mọi người yêu quý, kính trọng

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 48 :

Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu hỏi 49 :

Câu thành ngữ "Thương người như thể thương thân" nói về?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Câu hỏi 50 :

Khi gặp vụ tai nạn, D đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Câu hỏi 51 :

Câu ca dao, tục ngữ, quan điểm nào sau đây vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày?

A. Chồng chúa vợ tôi.

B. Đàn ông năm thê bảy thiếp

C. Đỉa đeo chân hạc.

D. Môn đăng hậu đối.

Câu hỏi 53 :

Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 54 :

Pháp luật qui định độ tuổi phải chiụ trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?

A. đủ 16 tuổi

B. đủ 14 tuổi

C. đủ 15 tuổi

D. đủ 17 tuổi

Câu hỏi 55 :

Vi phạm pháp luật hình sự là?

A. hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .

B. hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự.

C. hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D. hành vi vi phạm pháp luật,xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu hỏi 56 :

Vi phạm pháp luật dân sự là?

A. hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

B. hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

C. hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .

D. hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu hỏi 57 :

Vi phạm pháp luật hành chính là?

A. hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm

B. hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

C. hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

D. hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu hỏi 58 :

Vi phạm kỉ luật là?

A. hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

B. hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

C. hành vi vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D. hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu hỏi 59 :

Ông B buôn bán ma túy trái phép. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu hỏi 60 :

Anh A đi xe ô tô, đến ngã ba anh vượt đèn đỏ. Anh A phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu hỏi 61 :

Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự?

A. Lan thường xuyên nghỉ học không có lí do.

B. Chị Hoa buôn bán trẻ em sang trung Quốc.

C. Bà Hà lấn chiếm vỉa hè để buôn bán.

D. Anh Hùng chiếm đoạt tài sản của em trai mình.

Câu hỏi 64 :

Để trở thành người sống có đạo đức và luôn tự giác tuân theo pháp luật, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu nào sau đây?

A. Tích cực tìm hiểu giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

B. Hạn chế bày tỏ thái độ và thực hiện các hành vi của bản thân.

C. Sống cô lập với làng xóm và mọi người xung quanh.

D. Tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái tôi.

Câu hỏi 65 :

Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?

A. Anh Phi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

B. Anh Đông và mấy thanh niên đá bóng dưới lòng đường.

C. Bác An trồng rau sạch, chất lượng cao để bán.

D. Chị Huệ thường đổ rác xuống lòng đường.

Câu hỏi 66 :

Đối với mỗi cá nhân, đạo đức luôn là?

A. cái khó thực hiện.

B. những phẩm chất dễ thay đổi.

C. những suy nghĩ, thói quen.

D. những phẩm chất bền vững.

Câu hỏi 67 :

Đâu là 1 biểu hiện không vi phạm pháp luật?

A. Không hiểu quy tắc đèn tín hiệu khi tham gia giao thông

B. Phê phán người vượt đèn đỏ

C. Đi sai làn đường

D. Dừng lại tại ngã tư để hỏi đường

Câu hỏi 68 :

Trong trường hợp nào công dân được miễn nhập ngũ ?

A. Đang thực hiện nhiệm vụ học tập

B. Gia đình đang có chuyện buồn

C. Đang chuẩn bị kết hôn

D. Là con một trong gia đình

Câu hỏi 69 :

Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

A. Đi du học nước ngoài không về cống hiến cho đất nước

B. Viết báo nói sai sự thật về lãnh thổ quốc gia

C. Kết hôn với người nước ngoài

D. Tuyên truyền văn hóa Việt Nam với người nước ngoài

Câu hỏi 70 :

Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật về kinh doanh?

A. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế

B. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.

C. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.

D. Nộp thuế môn bài theo từng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.

Câu hỏi 71 :

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ?

A. Độc lập, chủ quyền thống nhất

B. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

C. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Độc lập, chủ quyền; toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 72 :

Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra?

A. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí .

B. Người bị bệnh tâm thần.

C. Trẻ em.

D. Người dưới độ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 73 :

Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự?

A. Động viên người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.

C. Thực hiện lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

D. Rèn luyện đạo đức, tác phong.

Câu hỏi 74 :

Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu hỏi 75 :

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.

B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.

C. Công dân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật cấm.

D. Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai.

Câu hỏi 76 :

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước.

B. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung.

C. Đóng thuế là để xây dựng trường học.

D. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện.

Câu hỏi 77 :

Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của nhà nước về hôn nhân?

A. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.

B. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng.

C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân.

D. Kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu hỏi 78 :

Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?

A. Giáo dục, răn đe là chính

B. Có thể bị phạt tù

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên .

Câu hỏi 79 :

Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Câu hỏi 80 :

Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là?

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu hỏi 81 :

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu hỏi 82 :

Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu hỏi 83 :

Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có.

B. Không.

C. Tùy từng trường hợp.

D. Tất cả đều sai.

Câu hỏi 84 :

Đối tượng của vi phạm hành chính là?

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.

D. cơ quan hành chính.

Câu hỏi 85 :

Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là?

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kỷ luật.

D. vi phạm hình sự.

Câu hỏi 86 :

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

A. hành vi vi phạm pháp luật.

B. tính chất phạm tội.

C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.

D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu hỏi 87 :

"Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.

B. Hình thức dân chủ gián tiếp

C. Hình thức dân chủ tập trung.

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 89 :

Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu hỏi 90 :

Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt....

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu hỏi 91 :

Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 92 :

Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng?

A. 1 con đường duy nhất.

B. 2 con đường.

C. 3 con đường.

D. 4 con đường.

Câu hỏi 93 :

Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là.............

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 94 :

Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là..................

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 95 :

Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc ?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn.

B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm.

C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 96 :

Những hành động nào được cho là trái với pháp luật ?

A. Kích động người dân biểu tình.

B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.

C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.

D. Cả A,B,C

Câu hỏi 97 :

Hành vi nào thuộc vi phạm kỉ luật?

A. Nói xấu Đảng, nhà nước

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy

C. Nghỉ làm không thông báo

D. Không thực hiện nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi 98 :

Loại vi phạm pháp luật nào thì công dân phải chịu hình thức kỉ luật của cơ quan tổ chức?

A. Vi phạm pháp luật hình sự

B. Vi phạm pháp luật dân sự

C. Vi phạm pháp luật hành chính

D. Vi phạm kỉ luật

Câu hỏi 99 :

Công dân ở độ tuổi nào được tham gia bầu cử?

A. Đủ 16 tuổi

B. Đủ 18 tuổi

C. Đủ 20 tuổi

D. Mọi lứa tuổi

Câu hỏi 100 :

Quyền tham gia quản lý nhà nước được thể hiện trong quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

C. Quyền quản lý, giám sát hoạt động của nhà nước

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

Câu hỏi 101 :

Công dân ở độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm?

A. Đủ 15 tuổi

B. Đủ 16 tuổi

C. Đủ 17 tuổi

D. Đủ 18 tuổi

Câu hỏi 102 :

Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về loại vi phạm pháp luật nào?

A. Mọi vi phạm pháp luật hình sự

B. Bất cứ vi phạm pháp luật nào

C. Vi phạm pháp luật hành chính do vô ý

D. Vi phạm pháp luật hành chính do cố ý

Câu hỏi 103 :

Hành vi nào thuộc vi phạm pháp luật hình sự?

A. Xây nhà trái phép

B. Kết hôn khi chưa đủ tuổi

C. Đi học muộn nhiều lần

D. Buôn bán ma túy

Câu hỏi 104 :

Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là?

A. quyền thiêng liêng nhất của công dân

B. quyền và lợi ích hợp pháp lớn nhất của công dân

C. quyền chính trị quan trọng nhất của công dân

D. quyền chính đáng nhất của công dân

Câu hỏi 105 :

Hành vi nào thuộc vi phạm pháp luật dân sự?

A. Buôn bán hàng giả

B. Thuê lao động chưa đủ tuổi lao động

C. Vô lễ với thầy cô giáo

D. Tự ý sử dụng phát minh, sáng chế của người khác

Câu hỏi 106 :

Hành vi nào sau đây gọi là tội phạm?

A. Kinh doanh mặt hàng không có trong đăng kí

B. Tàng trữ, sử dụng vũ khí

C. Kinh doanh không đăng kí

D. Kinh doanh nhỏ không đóng thuế

Câu hỏi 107 :

Loại vi phạm pháp luật nào thì công dân phải bị phạt tù?

A. Vi phạm pháp luật hình sự

B. Vi phạm pháp luật dân sự

C. Vi phạm pháp luật hành chính

D. Vi phạm kỉ luật

Câu hỏi 108 :

Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân là?

A. Quyền khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công dân

B. Quyền đấu thầu xây dựng các công trình quốc gia

C. Quyền học tập, phát triển của công dân

D. Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước

Câu hỏi 109 :

Độ tuổi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên

Câu hỏi 110 :

Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Quốc hội

B. Tòa án nhân dân tối cao

C. Hội đồng nhân dân

D. Chính phủ

Câu hỏi 111 :

Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách?

A. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân

B. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hổi ý kiến của công dân

C. thiếu minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến của công dân

D. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, của công dân.

Câu hỏi 112 :

Nhà nước ta quy định cấm nhận trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây vào làm việc ?

A. Dưới 1 tuổi.

B. Dưới 15 tuổi.

C. Dưới 17 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Câu hỏi 113 :

Nhà nước ta quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là?

A. Nam nữ 18 tuổi.

B. Nam nữ 20 tuổi

C. Nam 20 tuổi, nữ 22 tuổi.

D. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi.

Câu hỏi 114 :

Hôn nhân hợp pháp được nhà nước thừa nhận là cuộc hôn nhân?

A. có tổ chức hôn lễ.

B. có giấy chứng nhận kết hôn.

C. nam nữ kết hôn đúng độ tuổi.

D. nam, nữ tự nguyện

Câu hỏi 115 :

”Kéo dài thời gian thử việc” là hành vi vi phạm luật lao động của?

A. Người sử dụng lao động

B. Người lao động.

C. Người quá tổi lao động

D. Người chưa đến độ tuổi lao động

Câu hỏi 116 :

Vai trò của thuế không thể hiện ở hoạt động nào dưới đây?

A. Xây dựng trường học.

B. Làm đường giao thông.

C. Trả lương cho công chức.

D. Đầu tư mở rộng kinh doanh.

Câu hỏi 117 :

Nhà nước miễn thuế cho mặt hàng nào dưới đây ?

A. Xăng các loại.

B. Vàng mã, hàng mã.

C. Giống cây trồng.

D. Rượu dưới 20o

Câu hỏi 118 :

Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?

A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty

B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường

C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.

D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả.

Câu hỏi 119 :

Người nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình?

A. Người đủ 16 tuổi phạm tội qui định trong Bộ luật Hình sự.

B. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội qui định trong Bộ luật Hình sự.

C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma tuý.

D. Người cao tuổi phạm tội qui định trong Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi 120 :

H 15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau?

A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.

B. Xin làm hợp đồng.

C. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động.

D. Mở cửa hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi cửa hàng.

Câu hỏi 121 :

Xét từ góc độ pháp luật thì lao động là?

A. vinh quang.

B. quyền và nghĩa vụ của công dân.

C. hoạt động hợp pháp

D. hoạt động chủ yếu của con người.

Câu hỏi 122 :

Cấm sử dụng lao động ở độ tuổi nào làm công việc nặng nhọc, độc hại?

A. Dưới 18 tuổi.

B. Dưới 19 tuổi.

C. 19 tuổi

D. 20 tuổi.

Câu hỏi 123 :

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Rèn luyện sức khỏe.

B. Bảo vệ Tổ quốc.

C. Tự do kinh doanh.

D. Nuôi sống bản thân và góp phần phát triển đất nước.

Câu hỏi 124 :

Hành vi nào sau đây không vi phạm luật lao động?

A. Không trả công cho người thử việc.

B. Kéo dài thời gian thử việc.

C. Tự ý bỏ việc không báo trước.

D. Nhận trẻ em đủ từ 18 tuổi vào làm việc.

Câu hỏi 125 :

Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ mang lại lợi ích nào sau đây?

A. Tránh được sự trừng phạt của pháp luật.

B. Làm cho xã hội phát triển, lành mạnh, văn minh.

C. Giúp cho cá nhân làm bất kì việc gì.

D. Làm cho xã hội trì trệ, không có sự vận động, phát triển.

Câu hỏi 126 :

Câu tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

A. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

B. Con dại cái mang.

C. Của chồng công vợ.

D. Há miệng chờ sung.

Câu hỏi 127 :

Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là?

A. Nam đủ từ 18 tuổi trở lên, nữ đủ từ 16 tuổi trở lên.

B. Nam đủ từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ từ đủ 17 tuổi trở lên.

C. Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên.

D. Nam đủ từ 21 tuổi trở lên, nữ đủ từ 19 tuổi trở lên.

Câu hỏi 128 :

Đối tượng nào sau đây phải chịu thuế thu nhập đặc biệt ?

A. Sản xuất nước sạch, đồ dùng dạy học.

B. Sản xuất thuốc lá điếu.

C. Dịch vụ tư vấn pháp luật.

D. Xuất và nhập khẩu lương thực, thực phẩm.

Câu hỏi 129 :

Thuế có tác dụng là...................

A. Cung cấp vốn cho hệ thống kinh tế quốc doanh, ổn định doanh nghiệp

B. Cung cấp tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp phát triển và ổn định vốn cho doanh nghiệp

C. Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

D. Ổn định doanh thu của  nhà nước, đầu tư, và phát triển vốn đầu tư từ bên ngoài.

Câu hỏi 130 :

Cơ sở quan trọng của hôn nhân là....................

A. Tình yêu chân chính

B. Tình yêu không giới hạn

C. Tình yêu có sự tính toán

D. Tình yêu cùng giới.

Câu hỏi 131 :

Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật về kinh doanh?

A. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế

B. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.

C. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.

D. Nộp thuế môn bài theo tùng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.

Câu hỏi 133 :

Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng cách nào?

A. Tham gia trực tiếp

B. Tham gia giáp tiếp

C. Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp

D. Thông qua các đại biểu.

Câu hỏi 134 :

Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình?

A. Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi sau bị ngã.

B. Một bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá tài sản của người khác.

C. Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp nhà hàng xóm.

D. Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái đã đâm vào người đi đường.

Câu hỏi 135 :

Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình?

A. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự.

B. Người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự.

C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma tuý.

D. Người mới 15 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma tuý.

Câu hỏi 136 :

Trong những việc làm sau đây việc làm nào là tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền chính sách nhà nước

B. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội

C. Tham gia lao động công ích

D. Gửi đơn kiến nghị lên Hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn xóm.

Câu hỏi 137 :

Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân,thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự an ninh xã hội là nhằm?

A. Thực hiện tốt trách nhiệm

B. Nâng cao vai trò của lãnh đạo

C. Bảo vệ Tổ quốc

D. Thực hiện tốt trách nhiệm, nâng cao vai trò của lãnh đạo

Câu hỏi 138 :

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ?

A. Độc lập, chủ quyền thống nhất

B. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

C. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Độc lập, chủ quyền; toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 139 :

Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước, câu nói này của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Trần Đại Quang

D. Nguyễn Phú Trọng

Câu hỏi 140 :

Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của?

A. Công an

B. Mọi công dân

C. Quân đội

D. Nhà nước

Câu hỏi 141 :

Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự

B. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức

C. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương

D. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi 142 :

Quan tâm chăm sóc chạ mẹ lúc ốm đau là thể hiện?

A. Tuân theo pháp luật

B. Sống có đạo đức

C. Bệnh phải chăm sóc

D. Làm tốt bổn phận

Câu hỏi 143 :

Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mục đạo đức?

A. Nói tục chửi thề

B. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt

C. Đoàn kết , giúp đỡ bạn bè

D. Lễ phép kính trọng thầy cô

Câu hỏi 144 :

Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật là?

A. Tuân theo pháp luật

B. Sống có đạo đức

C. Bệnh phải chăm sóc

D. Làm tốt bổn phận

Câu hỏi 145 :

Giữa đạo đức và pháp luật giống nhau đều là?

A. Thể hiện , bảo vệ các gái trị nhân văn vì con người

B. Là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử mà mọi người phải thực hiện

C. Đều do nhà nước ban hành

D. Đều do kinh nghiệm mà có

Câu hỏi 146 :

Đối với cá nhân đạo đức góp phần?

A. Tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc

B. Ổn định gia đình

C. Hoàn thiện nhân cách con người

D. Phát triển vững chắc gia đình

Câu hỏi 147 :

Tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm là?

A. Nghĩa vụ lao động

B. Nhu cầu cần thiết

C. Quyền lao động

D. Quyết định tồn tại cho xã hội

Câu hỏi 148 :

Sống có đạo đức và pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp?

A. Mọi người tiến bộ

B. Mọi người yêu quí,kính trọng

C. Làm nhiều điều có ích

D. Mọi người tiến bộ, làm nhiều điều có ích, mọi người yêu quí,kính trọng

Câu hỏi 149 :

Mọi người cần phải lao động vì?

A. Nuôi sống bản thân

B. Nuôi sống gia đình

C. Duy trì phát triển đất nước

D. Nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, duy trì phát triển đất nước

Câu hỏi 150 :

Hôn nhân là?

A. Tình cảm gắn bó giữa một nam một nữ

B. Tự nguyện chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc

C. Tự nguyện bình đẳng

D. Tình cảm gắn bó giữa một nam một nữ, bình đẳng, tự nguyện chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc

Câu hỏi 151 :

Hôn nhân đúng pháp luật là?

A. Tự nguyện bình đẳng

B. Tự nguyện , có đăng ký kết hôn

C. Tự nguyện, bình đẳng, có đăng ký kết hôn

D. Tự nguyện chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc

Câu hỏi 152 :

Được kết hôn với ai?

A. Những người con dâu với cha chồng

B. Những người cùng dòng máu trực hệ

C. Người đang có vợ có chồng

D. Những người có họ ngoài 3 đời

Câu hỏi 153 :

Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự? 

A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty

B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường

C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.

D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả

Câu hỏi 154 :

Nhà nước ta qui định độ tuổi kết hôn như thế nào?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 19 tuổi trở lên

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

C. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 17 tuổi trở lên

Câu hỏi 156 :

Đâu là hành vi không vi phạm pháp luật?

A. Phê phán người vượt đèn đỏ

B. Dừng lại tại ngã tư để hỏi đường

C. Không hiểu đèn tín hiệu khi tham gia giao thông

D. Đi sai làn đường

Câu hỏi 157 :

Theo điều 12 của Bộ luật hình sự độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 16 tuổi.

B. Từ đủ 17 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi.

D. Từ đủ 19 tuổi.

Câu hỏi 158 :

Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Người từ đủ 18 tuổi kinh doanh không nộp thuế

B. Trẻ em dưới 6 tuổi đánh người gây thương tích cho người khác

C. Người đủ 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

D. Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi lập hội xúc phạm danh dự người khác

Câu hỏi 159 :

Trẻ em từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm pháp luật dân sự

B. Vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng

C. Mọi vi phạm pháp luật hình sự

D. Chỉ vi phạm pháp luật hành chính do vô ý

Câu hỏi 160 :

Hành vi nào dưới đây thuộc vi phạm pháp luật hành chính?

A. Đánh người gây thương tích

B. Không mang thiết bị bảo hộ khi lao động

C. Tham nhũng tài sản nhà nước số lượng rất lớn

D. Kinh doanh trên lòng đường vỉa hè

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK