Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Quang Định

Đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Quang Định

Câu hỏi 1 :

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

A. Luôn làm theo số đông.

B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.

Câu hỏi 2 :

“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu hỏi 3 :

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là ................

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A, B,C.

Câu hỏi 4 :

Hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu hỏi 5 :

Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 6 :

Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 7 :

Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu hỏi 8 :

Đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 9 :

Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 10 :

Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 11 :

Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi.

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý.

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác.

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu hỏi 12 :

Người nông dân A nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu hỏi 13 :

Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào?

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ, dám làm

Câu hỏi 14 :

Biểu hiện không năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 15 :

Bạn học sinh D sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. D là người năng động, sáng tạo.

B. D là người tích cực.

C. D là người sáng tạo.

D. D là người cần cù.

Câu hỏi 16 :

Những biểu hiện nào được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc?

A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc.

B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.

C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 17 :

Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên?

A. Ỷ lại mọi công việc được giao.

B. Vượt khó trong học tâp, không ngừng học hỏi.

C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

Câu hỏi 18 :

Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?

A. Lý tưởng sống của thanh niên.

B. Nhiệm vụ của thanh niên.

C. Trách nhiệm của thanh niên.

D. Mục đích của thanh niên.

Câu hỏi 19 :

Tổ chức Đoàn hoạt động trong nhà trường được gọi là?

A. Đoàn trường.

B. Đoàn khóa.

C. Đoàn khối.

D. Đoàn lớp.

Câu hỏi 20 :

Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. Thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước.

Câu hỏi 21 :

Người có lí tưởng cao đẹp là người như thế nào?

A. Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi.

B. Vươn tới hoàn thiện bản thân.

C. Mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho đất nước.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 22 :

Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao

B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung

C. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác

D. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình

Câu hỏi 23 :

Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở ................

A. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác

B. Cùng chung chí hướng

C. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

D. Cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống

Câu hỏi 24 :

Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở nào?

A. Một bên phải được lợi

B. Bình đẳng, cùng có lợi

C. Phần đóng góp phải bằng nhau

D. Tự nguyện và chấp nhận thua thiệt

Câu hỏi 25 :

Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển?

A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia

B. Vì học giỏi nên Lan không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai

C. Hoa phải mất rất nhiều thời gian khi một mình tự giải quyết các bài tập khó

D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm

Câu hỏi 26 :

Việc làm nào sau đây không tiếp nối truyền thống hiếu học?

A. Siêng năng học tập

B. Phấn đấu đạt điểm cao trong học tập

C. Mải chơi, lười học

D. Biết kết hợp học đi đôi với hành

Câu hỏi 27 :

Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương giúp ...................

A. Ngăn chặn ở nông thôn ra thành thị

B. Xây dựng làng nghề truyền thống

C. Đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào cuộc sống

D. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu hỏi 28 :

Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái thể hiện trong việc làm nào sau đây?

A. Yêu thương sẻ chia giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn

B. Không quan tâm tới người khác

C. Không ủng hộ giúp đỡ người nghèo

D. Bỏ đi khi người khác gặp nạn

Câu hỏi 29 :

Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc?

A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài

B. Học đòi phong cách lạ

C. Ra sức học tập rèn luyện đạo đức

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc

Câu hỏi 30 :

Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì?

A. Em đồng tình với ý kiến của bạn

B. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào

C. Em phản đối ý kiến của bạn

D. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn

Câu hỏi 31 :

Học sinh cần làm gì để tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc?

A. Nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập

B. Không học bài, làm bài ở nhà

C. Không cố gắng vươn lên trong học tập

D. Không nghe lời thầy cô có thái độ coi thường

Câu hỏi 32 :

Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc?

A. Lá lành đùm lá rách

B. Thương người như thể thương thân

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Phận ai người ấy lo

Câu hỏi 33 :

Những câu nói sau đây: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” là của ai?

A. Nhà cách mạng Phan Bội Châu

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Câu hỏi 34 :

Trong gia đình, anh em của Minh đều là người học giỏi còn Minh thì lười học, học kém. Theo em Minh đã......................

A. Minh không phát huy truyền thống hiếu học của gia đình

B. Minh làm vậy là vì đây là tự do của mỗi người

C. Minh không tự chủ được bản thân

D. Minh có thói quen sống ích kỷ

Câu hỏi 35 :

Thái độ, hành vi nào dưới đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.

B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

C. Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo.

D. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

Câu hỏi 36 :

Giá trị tốt đẹp của dân tộc được hình thành như thế nào?

A. Hình thành trong một thời gian ngắn

B. Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác

C. Hình thành trong cuộc sống lao động

D. Hình thành trong sinh hoạt văn hóa

Câu hỏi 37 :

Việc làm nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài

B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới

C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam

D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác

Câu hỏi 38 :

Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống tương thân tương ái

B. Truyền thống tôn sư trọng đạo

C. Truyền thống yêu nước

D. Truyền thống hiếu thảo

Câu hỏi 39 :

Học sinh thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô, đó là thể hiện truyền thống gì?

A. Yêu nước nồng nàn

B. Tương thân tương ái

C. Tôn sư trọng đạo

D. Hiếu thảo với người đã dạy mình

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK