Trang chủ Đề thi & kiểm tra GDCD Đề luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 số 1 (có đáp án)

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 số 1 (có đáp án)

Câu hỏi 2 :

Việc làm nào sau đây là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác?

A. Cha mẹ nhắc nhở phê bình con mắc lỗi

B. Trêu đùa bạn trong lớp

C. Nói xấu người khác trên facebook

D. Góp ý, kiểm điểm bạn vi phạm nội quy

Câu hỏi 3 :

Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh

A. tự do, thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản

B. tự do, bình đẳng theo ý muốn của người kinh doanh

C. tự do, bình đẳng theo ý muốn của doanh nghiệp

D. tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật

Câu hỏi 5 :

Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc với chế độ ưu đãi đặc biệt là thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền phát triển của công dân.

D. Quyền tự do của công dân.

Câu hỏi 7 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về vi phạm pháp luật?

A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi và là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.

B. Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

C. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân.

D. Đây là hành vi trái luật của người vi phạm.

Câu hỏi 8 :

Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật.

B. Pháp luật.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu hỏi 9 :

Nhận định nào dưới đây không đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

B. Công dân dù làm bất cứ nghề gì, ở địa vị xã hội nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu sự trừng trị của pháp luật.

C. Phụ nữ có thai, hoặc đang trong thời kì nuôi con không phải chịu sự trừng trị của pháp luật.

D. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Câu hỏi 10 :

Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào?

A. Từ thấp đến cao

B. Từ cao đến thấp

C. Thay đổi về trình độ phát triển

D. Thay đổi về mặt xã hội

Câu hỏi 11 :

Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 12 :

Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Quyền của công dân.

B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu hỏi 13 :

Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

B. Tự do ngôn luận.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu hỏi 14 :

Thế nào là khám chỗ ở đúng pháp luật?

A. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

B. Theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

C. Khi khẳng định có tội phạm đang lẩn trốn ở đó.

D. Khi có lệnh của người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu hỏi 15 :

Ở phạm vi cơ sở, những việc nào dưới đây do nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra?

A. Xây dựng hương ước, quy ước

B. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.

C. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.

D. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.

Câu hỏi 16 :

Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân tuân thủ pháp luật

A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh

B. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ

C. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt

Câu hỏi 18 :

Sự tháo xoắn và đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào có ý nghĩa:

A. Thuận lợi cho sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.

B. Thuận lợi cho việc gắn nhiễm sắc thể vào thoi phân bào.

C. Giúp tế bào phân chia nhân một cách chính xác.

D. Thuận lợi cho sự tập trung của nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 20 :

Quyền ứng cử của công dân được hiểu là:

A. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.

B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội

C. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.

D. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi.

Câu hỏi 21 :

Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biếu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện

A. Quyền tự do của học sinh trong lóp.

B. Quyền bình đẳng trong hội họp.

C. Quyền dân chủ trực tiếp.

D. Quyền dân chủ gián tiếp.

Câu hỏi 22 :

Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điểu kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ?

A. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể.

B. Nhà nước và toàn bộ xã hội.

C. Các công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ.

D. Mọi công dân và các tổ chức.

Câu hỏi 23 :

Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng

A. Mua - bán trên thị trường.

B. Ngoài quá trình lưu thông.

C. Thuộc nền sản xuất tự nhiên.

D. Đáp ứng nhu cầu tự cấp.

Câu hỏi 24 :

Không ai được tự ý bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư , điện tín của người khác. Là một nội dung thuộc………

A. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu hỏi 25 :

Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo:

A. yêu cầu của Viện Kiểm sát.

B. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

C. chỉ đạo của cơ quan điều tra.

D. yêu cầu của tòa án.

Câu hỏi 26 :

Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị hành vi trái pháp luật xâm hại là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo

B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo

C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo

D. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

Câu hỏi 27 :

A và B cùng là học sinh lớp 12, do có thành tích học tập tốt nên A được lĩnh học bổng của nhà trường còn B thì không. Điều này thể hiện

A. sự cạnh tranh công bằng trong học tập.

B. công dân bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.

C. mọi học sinh đều bình đẳng trong nhà trường.

D. sự khuyến khích của nhà trường đối với học sinh khá, giỏi.

Câu hỏi 28 :

Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Thường xuyên học tập và tuyên truyền pháp luật cho người xung quanh.

B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và, lợi ích của công dân.

C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

D. Chủ động đấu tranh, tố giác tội phạm.

Câu hỏi 29 :

Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải

A. thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình

B. chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm hình sự của mình

C. chịu trách nhiệm thiệt hại do vi phạm pháp luật

D. Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật

Câu hỏi 30 :

Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập

B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

C. Bình đẳng về thời gian học tập.

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu hỏi 31 :

Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tố cáo.

Câu hỏi 32 :

Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là

A. vi phạm kỉ luật.

B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm hành chính.

D. vi phạm hình sự.

Câu hỏi 33 :

Ai là người đưa ra tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

A. Lenin

B. Hồ Chí Minh

C. Đặng Tiểu Bình

D. Phạm Văn Đồng

Câu hỏi 34 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?

A. Giai cấp và xã hội.

B. Tầng lớp và xã hội.

C. Giai cấp và công dân.

D. Tầng lớp và công dân.

Câu hỏi 37 :

Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. là một nội dung thuộc………..

A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu hỏi 38 :

Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo; học sinh là con em liệt sĩ, thương binh; trẻ em tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm

A. Khuyến khích phát huy sự sáng tạo của công dân.

B. Đảm bảo công bằng trong giáo dục.

C. Đảm bảo quyền học tập của công dân.

D. Phát triển đất nước.

Câu hỏi 40 :

Hệ sinh thái bao gồm

A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.

D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK