Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tiếng sáo diều Tuần 15 - Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật - Tiếng Việt 4

Tuần 15 - Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi

a) Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào?

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?

Gợi ý:

a. Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.

  • Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú
    • Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.
  • Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.
  • Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.

b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):

  • Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
  • Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.
  • Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.

c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tả âm thanh ro ro thật êm tai)

d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:

  • Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chú dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
  • Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với "con ngựa sắt của mình": Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó.

Câu 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn sáu tháng.

b. Thân bài:

  • Tả bao quát: màu trắng, vải cô tông.
  • Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái.
    • Tả từng bộ phận: cổ lót cồn mềm
    • Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút
    • Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn.

c. Kết bài:

  • Tình cảm của em với chiếc áo:
    • Tuy đã cũ nhưng em rất thích mặc. Chiếc áo gợi tình yêu mến, âu yếm của mẹ đối với em.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật, các em cần nắm được:
    • Nhận biết được các phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn miêu tả.
    • Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK