Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tiếng sáo diều Tuần 14 - Tập đọc: Chú đất nung (tiếp theo) - Tiếng Việt 4

Tuần 14 - Tập đọc: Chú đất nung (tiếp theo) - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Chú Đất Nung (tiếp theo)

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • Buồn tênh, cạy, thúc ngựa, chiếc thuyền, nước xoáy, phục, thì thào, vữa ra, cộc tuếch.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể diễn cảm, thể hiện những cảm xúc của nhân vật. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Buồn tênh: buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó.
    • Hoảng hốt: đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ.
    • Nhũn: quá mềm, gần như bị nhão ra.
    • Se: không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi.
    • Cộc tuếch: ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè.
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."tìm công chúa".
      • Đoạn 2. "Gặp công chúa" ... "chạy trốn".
      • Đoạn 3. "Chiếc thuyền mảnh" ... "se bột lại".
      • Đoạn 4. Còn lại
  • Nội dung:

Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.

  • Luyện đọc diễn cảm

Hai ng­ười bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên:

- Ôi chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Sao trông anh khác thế?

- Có gì đâu tại tớ nung trong lửa. Bây giờ tớ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người.

Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ:

-Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra.

Đất Nung đánh một câu cộc tuếch:

- Vì các đằng ấy ở trong lọ thủy tinh mà.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Chú Đất Nung (tiếp theo)

Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4): Kể lại tai nạn của hai người bột.

  • Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sống trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào cống. Hai người bột này cùng chạy trốn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.

Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4): Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

  • Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Câu 3 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4): Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

  • Câu nói của Đất Nung có ý nhắc hai người bột cần phải trải qua thử thách mới trở thành người mãnh mẽ, chứ mãi sống trong sung sướng không chịu rèn mình thì khó mà vượt qua được các khó khăn, gian khổ.

Câu 4 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4): Đặt thêm tên khác cho truyện.

Gợi ý:

  • Chú Đất Nung dũng cảm.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Chú Đất Nung (tiếp theo), các em cần nắm được
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng kể diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được nội dung chính của câu chuyện: Con người phải rèn luyện xông pha trong mọi thử thách của trường đời để làm nên nhiều việc có ích. Không thể sống mãi nơi xó nhà một cách tầm thường, vô vị, nhạt nhẽo.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng

Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK