Tuần 15 - Tập đọc: Tuổi ngựa - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Tuổi ngựa

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • Ngọn gió, đen hút, đại ngàn, lóa, ngạt ngào
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài thơ với giọng diễn cảm, thể hiện những cảm xúc của nhân vật. 

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Tuổi ngựa: sinh năm Ngựa (năm Ngọ, theo âm lịch)
    • Đại ngàn: rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời.
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."Tuổi con là tuổi đi".
      • Đoạn 2. "Mẹ ơi, con sẽ phi" ... "Ngọn gió của trăm miền".
      • Đoạn 3. "Ngựa con sẽ đi khắp" ... "Khắp đồng hoa cúc dại.
      • Đoạn 4. Còn lại
  • Nội dung:
    • Bài thơ là cuộc trò chuyện của hai mẹ con. Mẹ nói em bé tuổi ngựa nên không ngồi im một chỗ. Em bé mơ sẽ đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều điều. Nhưng dù đi nhiều nơi, em vẫn luôn nhớ mẹ và tìm về với mẹ.
  • Luyện đọc:
    • Giọng đọc cả bài: dịu dàng, hào hứng.
    • Khổ 2, 3: đọc nhanh hơn.
    • Khổ 4: tình cảm, thiết tha.
    • Ngắt nghỉ ở những dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tuổi ngựa

Câu 1 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4): Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

Gợi ý:

  • Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Mẹ bảo tuổi ấy là tuổi đi, tuổi không chịu ở yên một chỗ.

Câu 2 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4): "Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu?

Gợi ý:

  • "Ngựa con" sẽ "phi" theo bao ngọn gió - gió xanh, gió hồng, gió đen; tới những miền đất lạ: miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá. Đó là hành trình của mơ ước tuổi thơ.

Câu 3 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4): Điều gì hấp dẫn "ngựa con" trên những cánh đồng hoa?

Gợi ý:

  • Màu sắc trắng lóa của hoa mơ, mùi thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng ngập tràn hoa cúc dại... Đã hấp dẫn "ngựa con".

Câu 4 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4): Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì?

Gợi ý:

  • Trong khổ thơ cuối, "Ngựa con" nhắn nhủ với mẹ rằng, tuy cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển, nhưng "Ngựa con" vẫn nhớ đường để "tìm về với mẹ". Lời nhắn nhủ ấy chứng tỏ "Ngựa con" rất nhớ mẹ và yêu mẹ "Ngựa con" là một chú bé rất hiếu thảo.

Câu 5 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4): Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

Gợi ý:

  • Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, hướng về một ngôi nhà có người mẹ đang ngồi trông chờ con.
  • Vẽ cậu bé quay trở về với mẹ để lại sau lưng là những vùng trung du, vùng đất đỏ, hoa mơ, cúc dại.

Câu 6 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4): Học thuộc lòng bài thơ.

  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Tuổi Ngựa, các em cần nắm được
    • Cách đọc lưu loát toàn bài thơ với giọng kể dịu dàng, hào hứng. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.  
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK