Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Địa lý Đề thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020 - Trường THCS Phan Bội Châu

Đề thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020 - Trường THCS Phan Bội Châu

Câu hỏi 3 :

Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định như thế nào?

A. Theo phương hướng trên bản đồ.

B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

D. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

Câu hỏi 4 :

Kí hiệu bản đồ có mấy dạng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 5 :

Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là gì?

A. Xem tỉ lệ

B. Đọc bản chú giải

C. Đọc độ cao trên đường đồng mức

D. Tìm phương hướng

Câu hỏi 8 :

Bản đồ là gì?

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

D. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu hỏi 9 :

Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì sự biến dạng như thế nào?

A. không có sự biến dạng.

B. biến dạng không đáng kể.

C.  ít sai số về hình dạng.

D. sự biến dạng càng rõ rệt.

Câu hỏi 11 :

Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi nào?

A. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải

B. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ

C. Có màu sắc và kí hiệu

D. Có bảng chú giải

Câu hỏi 13 :

Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố như thế nào?

A. Kéo dài

B. Tập trung tại một chỗ

C. Phân tán rải rác

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 14 :

Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào?

A. Tượng hình

B. Hình học

C. Diện tích

D. Điểm

Câu hỏi 15 :

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 9

B. Vị trí thứ 7

C. Vị trí thứ 3

D. Vị trí thứ 5

Câu hỏi 16 :

Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở nửa cầu nào?

A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây

C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây

D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông

Câu hỏi 17 :

Vẽ bản đồ là gì?

A. thể hiện các đối tượng địa lí lên mặt phẳng của giấy.

B. chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy.

C. cách biểu thị bề mặt Trái Đất lên mặt Địa cầu.

D. cách chuyển bề mặt Trái Đất lên tờ giấy.

Câu hỏi 18 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho một vùng đất trên bản đồ lại không hoàn toàn đúng như trên thực tế?

A. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ không hợp lý.

B. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí sai.

C. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí không chính xác.

D. Sử dụng các phép chiếu đồ khác nhau, có sự biến dạng bản đồ.

Câu hỏi 19 :

Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ điều gì?

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu hỏi 20 :

Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của đường nào?

A. đường kinh tuyến và vĩ tuyến bất kì.

B. đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

C. đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

D. đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.

Câu hỏi 21 :

Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào yếu tố nào?

A. mũi tên chỉ hướng đông bắc.

B.  các đường kinh, vĩ tuyến.

C. mép bên trái tờ bản đồ.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu hỏi 22 :

Kí hiệu đường thể hiện điều gì?

A. Ranh giới

B. Sân bay

C. Cảng biển

D. Vùng trồng lúa

Câu hỏi 23 :

Kinh tuyến mang số độ bằng 0° là kinh tuyến gì?

A. Kinh tuyến

B. Kinh tuyến gốc

C. Vĩ tuyến

D. Chí tuyến Bắc - Nam

Câu hỏi 24 :

Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên?

A. Một quả địa cầu

B. Một hình tròn

C. Một mặt phẳng thu nhỏ

D. Một hình cầu

Câu hỏi 25 :

Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ thay đổi như thế nào?

A. rất nhỏ

B. nhỏ

C. trung bình

D. lớn

Câu hỏi 26 :

Để thể hiện sân bay, cảng biển, nhà máy người ta dùng kí hiệu gì?

A. đường

B. diện tích

C. khoanh vùng

D. điểm

Câu hỏi 27 :

Đường nối những điểm có cùng một độ cao được gọi là gì?

A. đường đồng mức

B. đường cùng độ cao

C. đường hạ mức

D. đường cao tương đối

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK