Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Địa lý Đề ôn tập Chương 2 môn Địa lí 6 năm 2021

Đề ôn tập Chương 2 môn Địa lí 6 năm 2021

Câu hỏi 1 :

Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào?

A. Kim loại màu

B. Kim loại đen

C. Phi kim loại

D. Năng lượng

Câu hỏi 2 :

Khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản năng lượng?

A. Than đá, dầu mỏ

B. Sắt, mangan

C. Đồng, chì

D. Muối mỏ, apatit

Câu hỏi 3 :

Khoáng sản là gì?

A. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

B. Khoáng vật và các loại đá có ích.

C. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại.

D. Các loại nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

Câu hỏi 4 :

Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?

A. 3 nhóm  

B. 5 nhóm

C. 4 nhóm

D. 2 nhóm

Câu hỏi 5 :

Mỏ nội sinh gồm có các mỏ gì?

A. Đá vôi, hoa cương

B.

Apatit, dầu lửa

C. Đồng, chì ,sắt

D. Than đá, cao lanh

Câu hỏi 6 :

Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?

A. Kim loại.

B. Phi kim loại.

C. Năng lượng.

D. Vật liệu xây dựng.

Câu hỏi 7 :

Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ như thế nào?

A. nhỏ và khá tập trung.

B. lớn và khá tập trung

C.  lớn và rất phân tán.

D. nhỏ và rất phân tán.

Câu hỏi 8 :

Loại khoáng sản kim loại màu gồm những gì?

A. than đá, sắt, đồng.

B. đồng, chì, kẽm.

C. crôm, titan, mangan.

D. apatit, đồng, vàng.

Câu hỏi 9 :

Loại khoáng sản kim loại đen gồm kim loại nào?

A. sắt, mangan, titan, crôm.

B. đồng, chì, kẽm, sắt.

C. mangan, titan, chì, kẽm.

D. apatit, crôm, titan, thạch anh.

Câu hỏi 10 :

Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi thuộc loại khoáng sản?

A. kim loại đen.

B. năng lượng.

C. phi kim loại.

D. kim loại màu.

Câu hỏi 11 :

Chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì sao?

A. khoáng sản là tài nguyên quí hiếm

B. khoáng sản có rất ít nhưng nhiều chủng loại

C. khoáng sản hình thành trong thời gian dài

D. khoáng sản đang dần bị cạn kiệt

Câu hỏi 12 :

Nguyên nhân hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh là do đâu?

A. sự phun trào vật chất dưới lòng đất.

B. quá trình tích tụ vật chất ở các vùng trũng.

C. quá trình di chuyển của vật chất.

D. động đất, núi lửa.

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân một số mỏ khoáng sản được gọi là mỏ nội sinh do đâu?

A. Được hình thành do macma

B. Được hình thành do các chất phóng xạ

C. Được hình thành do các loại đất nằm sâu

D. Được hình thành do phản ứng hóa học

Câu hỏi 14 :

Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là gì?

A. Khí cacbonic

B. Khí nito

C. Hơi nước

D. Oxi

Câu hỏi 15 :

Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là gì?

A. Tầng đối lưu

B. Tầng ion nhiệt

C. Tầng cao của khí quyển

D. Tầng bình lưu

Câu hỏi 16 :

Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng bao nhiêu?

A. 12km

B. 14km

C. 16km

D. 18km

Câu hỏi 17 :

Khối khí lạnh hình thành ở đâu?

A. Biển và đại dương.

B. Đất liền.

C. Vùng vĩ độ thấp.

D. Vùng vĩ độ cao

Câu hỏi 18 :

Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra mấy tầng?

A. 2 tầng 

B. 3 tầng

C.  4 tầng 

D. 5 tầng

Câu hỏi 19 :

Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là gì?

A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

Câu hỏi 20 :

 Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào đâu?

A. Nhiệt độ của khối khí.

B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.

C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.

D. Độ cao của khối khí.

Câu hỏi 21 :

 Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào?

A. tầng đối lưu.

B. tầng bình lưu.

C. tầng nhiệt.

D. tầng cao của khí quyển.

Câu hỏi 23 :

Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là gì?

A. nằm trên tầng đối lưu.

B. không khí cực loãng.

C. tập trung phần lớn ô dôn

D.  tất cả các ý trên.

Câu hỏi 24 :

Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào?

A. Biển và đại dương.

B. Đất liền.

C. Vùng vĩ độ thấp.

D.  Vùng vĩ độ cao.

Câu hỏi 25 :

Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Từ 80km trở lên

B. Không khí cực loãng.

C. Không có quan hệ với đời sống con người

D. Có quan hệ mật thiết với đời sống con người

Câu hỏi 28 :

Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?

A. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng

B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm

C. Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc

D. Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn

Câu hỏi 29 :

Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế như thế nào?

A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m

B. Nơi mát, cách mặt đất 1m

C. Ngoài trời, sát mặt đất

D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.

Câu hỏi 30 :

Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào mấy giờ?

A. 12 giờ trưa

B. 13 giờ trưa

C. 11 giờ trưa

D. 14 giờ trưa

Câu hỏi 31 :

Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.

B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.

C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu hỏi 32 :

Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.

C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu hỏi 33 :

Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì sao?

A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

B.  Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Câu hỏi 34 :

Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.

B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.

C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.

D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu hỏi 35 :

 Thời tiết là hiện tượng khí tượng như thế nào?

A.  Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.

B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.

C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu hỏi 36 :

Nhiệt độ không khí thay đổi theo?

A. Theo vĩ độ.

B. Theo độ cao.

C. Gần biển hoặc xa biển.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 38 :

Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí như thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Luôn biến động

Câu hỏi 39 :

Nhiệt độ không khí cao nhất ở đâu?

A. Cực và cận cực

B. Khu vực ôn đới

C. Khu vực hai chí tuyến

D. Khu vực xích đạo

Câu hỏi 40 :

Nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước là do?

A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.

B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.

C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu hỏi 41 :

Nguyên nhân khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do?

A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo

Câu hỏi 42 :

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có bao nhiêu đai áp cao, bao nhiêu đai áp thấp?

A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp

B.  2 đai áp cao và 5 đai áp thấp

C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp

D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp

Câu hỏi 44 :

Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?

A. Gió Tây ôn đới.

B.  Gió Tín Phong.

C. Gió mùa đông Bắc.

D. Gió mùa đông Nam.

Câu hỏi 45 :

Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió nào?

A. Gió Nam.

B. Gió Đông Bắc.

C. Gió Tây Nam.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu hỏi 46 :

Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ?

A. Vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.

B. Vĩ độ 60o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90o Bắc, Nam.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu hỏi 48 :

Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu?

A. 0o, 60o

B. 0o, 30o

C.   0o, 90o

D.   30o, 90o

Câu hỏi 49 :

Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ?

A. 30o, 90o

B. 0o, 30o

C. 0o, 60o

D. 0o, 90o

Câu hỏi 50 :

Không khí luôn luôn chuyển động từ đâu về đâu?

A. Nơi áp thấp về nơi áp cao.

B. Biển vào đất liền.

C. Nơi áp cao về nơi áp thấp.

D. Đất liền ra biển.

Câu hỏi 52 :

Tại sao có khí áp?

A. Không khí có trọng lượng

B. Khí quyển có sức nén

C. Không khí luôn chuyển động.

D. Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí

Câu hỏi 53 :

Nguyên nhân sinh ra gió là do đâu?

A. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển

B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp

C. Sự tác động của con người

D. Sức hút của trọng lực Trái Đất

Câu hỏi 54 :

Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?

A.  Quãng thời gian dài

B. Tác động của con người

C. Vận động tự quay của Trái Đất

D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

Câu hỏi 55 :

Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh nào?

A. Gió Tây ôn đới

B. Gió Mậu dịch

C. Gió Đông cực

D. Gió mùa

Câu hỏi 56 :

Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió gì?

A. Gió mùa

B.  Gió Tín phong

C. Gió Đất

D. Gió biển

Câu hỏi 57 :

Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi nào?

A. Nhiệt độ không khí tăng

B.  Không khí bốc lên cao

C. Nhiệt độ không khí giảm

D. Không khí hạ xuống thấp

Câu hỏi 59 :

Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là gì?

A. sông ngòi.

B. ao, hồ.

C. sinh vật.

D. biển và đại dương.

Câu hỏi 60 :

Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí như thế nào?

A. càng thấp.

B. càng cao.

C. trung bình.

D. Bằng 0oC.

Câu hỏi 64 :

Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ gì?

A. Nhiệt kế.

B. Áp kế.

C. Ẩm kế.

D. Vũ kế.

Câu hỏi 65 :

Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

A. Từ 201 - 500 mm.

B. Từ 501- l.000mm.

C. Từ 1.001 - 2.000 mm.

D. Trên 2.000 mm.

Câu hỏi 66 :

Tại sao không khí có độ ẩm?

A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

B. Do mưa rơi xuyên qua không khí.

C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

D. Do không khí chứa nhiều mây.

Câu hỏi 67 :

Để đo độ ẩm không khí người ta dùng dụng cụ nào?

A. Nhiệt kế

B. Áp kế

C. Ẩm kế

D.  Vũ kế

Câu hỏi 68 :

Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì sẽ như thế nào?

A.  Sẽ diễn ra hiện tượng mưa

B. Diễn ra sự ngưng tụ

C. Tạo thành các đám mây

D. Hình thành độ ẩm tuyệt đối

Câu hỏi 69 :

 Lượng mưa trên thế giới phân bố như thế nào?

A. Rất đồng đều

B. Đồng đều

C. Không đều

D. Rất không đều

Câu hỏi 70 :

Sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do đâu?

A. Nhiệt độ của nước thấp hơn thành ly.

B. Thành ly có nhiệt độ thấp hơn không khí.

C. Nước từ cốc rỉ ra ngoài.

D. Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ thành ly.

Câu hỏi 72 :

Đới nóng (hay nhiệt đới) nằm giữa các khu vực nào?

A. chí tuyến và vòng cực.

B. hai chí tuyến.

C. hai vòng cực.

D. 66o33 B và 66o33 N.

Câu hỏi 73 :

Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là gì?

A. Tín phong.

B. gió Đông cực.

C.  gió Tây ôn đới.

D. gió phơn tây nam.

Câu hỏi 74 :

Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?

A. Nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Hàn đới.

D. Cận nhiệt đới.

Câu hỏi 75 :

Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là:

A. gió Tây ôn đới.

B. gió mùa.

C. Tín phong.

D. gió Đông cực

Câu hỏi 76 :

Các đới khí hậu trên Trái Đất là gì?

A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

Câu hỏi 77 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

A. Quanh năm nóng.

B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.

C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.

D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.

Câu hỏi 78 :

Lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm là đặc điểm của đới nào?

A. Đới nóng (nhiệt đới)

B. Đới ôn hòa (ôn đới)

C. Đới cận nhiệt

D. Đới lạnh (hàn đới)

Câu hỏi 79 :

Các nước châu Âu chủ yếu nằm trong đói khí hậu nào?

A. Cận nhiệt đới

B. Hàn đới

C. Ôn đới

D. Nhiệt đới

Câu hỏi 80 :

Đới khí hậu nào trong năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt?

A. Nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Hàn đới.

D. Cận nhiệt đới.

Câu hỏi 81 :

Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

A. Hồ Tây

B. Hồ Trị An

C. Hồ Gươm

D. Hồ Tơ Nưng

Câu hỏi 82 :

Lưu vực của một con sông là gì?

A. Vùng hạ lưu của sông.

B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. Vùng đất đai đầu nguồn.

D. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.

Câu hỏi 83 :

Hồ Tây ở Hà Nội nước ta có nguồn gốc hình thành từ đâu?

A. Nhân tạo

B. Miệng núi lửa đã tắt

C. Vùng đá vôi bị xâm thực

D. Khúc sông cũ

Câu hỏi 84 :

Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua

B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông

C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra

D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau

Câu hỏi 85 :

Chi lưu là gì?

A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông

B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông

C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính

D. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu hỏi 86 :

Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là gì?

A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời

B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm

C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm

D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm

Câu hỏi 87 :

Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?

A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.

B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.

C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.

D. Gần biển do có nước ngầm mặn.

Câu hỏi 88 :

Các hồ móng ngựa được hình thành do đâu?

A. Sụt đất

B. Núi lửa

C. Băng hà

D. Khúc uốn của sông

Câu hỏi 89 :

Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là gì?

A. Sông Đồng Nai

B. Sông Hồng

C.  Sông Đà

D. Sông Cửu Long

Câu hỏi 90 :

Nguyên nhân sinh ra thủy triều?

A. Động đất ở đáy biển.

B. Núi lửa phun.

C. Do gió thổi.

D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu hỏi 92 :

Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Gơn-xtrim

B. Dòng biển Bra-xin

C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a

D. Dòng biển Đông Úc

Câu hỏi 94 :

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do đâu?

A. Gió

B. Động đất

C. Núi lửa phun

D. Thủy triều

Câu hỏi 95 :

Độ muối của nước biển và đại dương là do đâu?

A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.

B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.

C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.

D.  Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

Câu hỏi 96 :

Biển Ban-tich có độ muối rất thấp là do đâu?

A. Biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn.

B. Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.

C. Biển đóng băng quanh năm.

D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.

Câu hỏi 97 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do đâu?

A. Động đất ngầm dưới đáy biển.

B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

C. Chuyển động của dòng khí xoáy.

D. Bão, lốc xoáy.

Câu hỏi 99 :

Trên thế giới có mấy loại dòng biển?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 100 :

Sóng biển là gì?

A. Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

B. Là dòng chuyển động trên biển và đại dương

C. Là hình thức dao động dưới đáy biển sinh ra

D. Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền

Câu hỏi 101 :

 Có mấy loại thủy triều?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 102 :

Hai thành phần chính của lớp đất là gì?

A. Hữu cơ và nước

B. Nước và không khí

C. Cơ giới và không khí

D. Khoáng và hữu cơ

Câu hỏi 103 :

Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là gì?

A. Sinh vật

B. Đá mẹ

C. Khoáng

D.  Địa hình

Câu hỏi 104 :

Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là gì?

A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất.

B. Gồm những hạt có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau.

C. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật.

D. Tồn tại trên cùng của lớp đất đá.

Câu hỏi 105 :

Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất

B. Có màu xám thẫm hoặc đen

C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất

D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

Câu hỏi 106 :

Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có màu gì?

A. Màu nâu, hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.

B. Màu xám thẫm độ phì cao.

C. Màu xám, chua, nhiều cát.

D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.

Câu hỏi 107 :

Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm là gì?

A. Đất cát pha

B. Đất xám

C. Đất phù sa bồi đắp

D. Đất đỏ badan

Câu hỏi 108 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần khoáng của lớp đất?

A. Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

B. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.

C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.

D. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

Câu hỏi 109 :

Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là gì?

A. Đất cát pha

B.  Đất xám

C. Đất phù sa bồi đắp

D. Đất đỏ badan

Câu hỏi 110 :

Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm là gì?

A. chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

C. tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.

D. gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

Câu hỏi 111 :

Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là gì?

A. đá mẹ.

B. địa hình.

C. khí hậu.

D. sinh vật.

Câu hỏi 112 :

Hai thành phần chính của lớp đất là gì?

A. Hữu cơ và nước

B.  Nước và không khí

C. Cơ giới và không khí

D. Khoáng và hữu cơ

Câu hỏi 113 :

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?

A. Đất phù sa ngọt

B. Đất feralit đồi núi

C. Đất badan

D. Đất ngập mặn

Câu hỏi 114 :

Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì sao?

A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ

B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm

C. Lượng mùn ít

D. Độ ẩm quá cao

Câu hỏi 116 :

Một số thực vật rừng và cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm là gì?

A. Dừa, cao su

B. Táo, nho, củ cải đường

C. Thông, tùng

D. Chà là, xương rồng

Câu hỏi 117 :

Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A. phá rừng bừa bãi.

B. săn bắn động vật quý hiếm.

C. Lai tạo ra nhiều giống.

D. Đốt rừng làm nương rãy.

Câu hỏi 118 :

Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông?

A. Gấu nâu ở dãy Pyrennees (Pháp)

B. Cá tra, cá hồi

C. Cá voi xám

D. Rùa

Câu hỏi 119 :

Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?

A. Nhiều hơn thực vật

B.  Ít hơn thực vật

C. Tương đương nhau

D. Tùy loài động vật.

Câu hỏi 120 :

Các loài động vật nào thuộc loài động vật di cư?

A. Gấu trắng Bắc Cực.

B. Thú túi đuôi quấn châu Phi.

C. Vượn cáo nhiệt đới.

D. Các loài chim, rùa.

Câu hỏi 121 :

Sự phân bố thực vật có sự khác nhau giữa:

A. chân núi và sườn núi.

B. các nơi có khí hậu khác nhau.

C. các loại đất khác nhau.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu hỏi 122 :

Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.

B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.

D. Trồng và bảo vệ rừng.

Câu hỏi 123 :

Lớp vỏ sinh vật là?

A. Sinh vật quyển.

B. Thổ nhưỡng.

C. Khí hậu và sinh quyển.

D. Lớp vỏ Trái Đất.

Câu hỏi 124 :

Những miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng được trong mùa hạ?

A.  rêu, địa y.

B.  cây lá kim.

C. cây lá cứng.

D. sồi, dẻ.

Câu hỏi 125 :

Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là gì?

A. Thạch quyển

B. Động vật quyển

C. Sinh quyển

D. Quyển thực vật

Câu hỏi 126 :

Hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?

A. Phá rừng bừa bãi.

B. Săn bắn động vật quý hiếm.

C. Lai tạo ra nhiều giống.

D. Đốt rừng làm nương rẫy.

Câu hỏi 127 :

Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật?

A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.

B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.

D. Trồng và bảo vệ rừng.

Câu hỏi 128 :

Nguyên nhân thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam do:

A. Đới lạnh ở bán cầu Nam không có đất, chỉ có băng tuyết

B. Bán cầu Nam không có đới lạnh

C. Bán cầu Nam không có nhiều núi cao như bán cầu Bắc

D. Bán cầu Bắc có nhiều kiểu khí hậu

Câu hỏi 129 :

Sự phát triển và phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của động vật do

A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật

C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật

D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ

Câu hỏi 130 :

Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là gì?

A. Sông Thái Bình, sông Đà

B. Sông Cả, sông Đà Nẵng

C. Sông Cửu Long, sông Hồng

D.  Sông Mã, sông Đồng Nai

Câu hỏi 131 :

Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là bao nhiêu?

A. Từ 300 – 400m

B. Từ 400- 500m

C.  Từ 200 – 300m

D. Trên 500m

Câu hỏi 132 :

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết đồng bằng nào dưới đây được gọi là đồng bằng bào mòn?

A. Đồng bằng A-ma-dôn

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng châu Âu

D.  Đồng bằng Hoàng Hà

Câu hỏi 133 :

Độ cao tương đối của đồi là bao nhiêu?

A. Từ 200 -300m

B. Từ 400- 500m

C. Từ 300 – 400m

D. Dưới 200 m

Câu hỏi 134 :

Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc vùng nào?

A. Trung du Bắc Bộ

B.  Cao nguyên nam Trung Bộ

C. Thượng du Bắc Trung Bộ

D.  Đông Nam Bộ

Câu hỏi 136 :

Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Câu hỏi 137 :

Bình nguyên thuận lợi cho việc gì?

A. trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm.

B.  trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

C. trồng cây lương thực và thực phẩm.

D. trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu hỏi 138 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Là dạng địa hình nhô cao.

B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.

C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.

D. Thường tập trung thành vùng.

Câu hỏi 139 :

Vùng đồng bằng thuận lợi cho việc gì?

A. trồng cây lương thực và thực phẩm.

B. chăn nuôi gia súc lớn.

C. trồng cây công nghiệp.

D. trồng rừng.

Câu hỏi 140 :

Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là gì?

A. địa hình núi cao.

B. các cao nguyên.

C. đồng bằng.

D. thung lũng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK