Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THCS Phạm Văn Chiêu

Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THCS Phạm Văn Chiêu

Câu hỏi 1 :

Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là 

A. rắn, lỏng, khí.        

B. khí, lỏng, rắn.        

C. lỏng, khí, rắn     

D.  lỏng, rắn, khí.

Câu hỏi 2 :

Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở là vì 

A. chiều dài của thanh ray không đủ.      

B. để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.      

D. không thể hàn hai thanh ray được.

Câu hỏi 3 :

Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là : 

A.

100o C       

B. 42o C  

C. 37o C            

D. 20o C

Câu hỏi 4 :

 Khi làm nước đá, các quá trình chuyển thể xảy ra là 

A. rắn -  lỏng.                

B. lỏng - rắn - lỏng.      

C.  lỏng - rắn.               

D. rắn - lỏng -  rắn.

Câu hỏi 5 :

Sự ngưng tụ là sự chuyển một chất từ: 

A. Thể lỏng sang thể hơi.                 

B. Thể lỏng sang thể rắn.

C. Thể rắn sang thể lỏng                

D.  Thể hơi sang thể lỏng. 

Câu hỏi 6 :

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? 

A. Tăng dần lên    

B. Không thay đổi     

C. Giảm dần đi    

D. Có lúc tăng, có lúc giảm

Câu hỏi 7 :

Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng : 

A. đổi hướng của lực kéo. 

B. giảm độ lớn của lực kéo.

C. thay đổi trọng lượng của vật. 

D.  thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu hỏi 8 :

Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là 

A. Nhiệt kế thủy ngân 

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế rượu 

D. Nhiệt kế dầu

Câu hỏi 9 :

Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc? 

A. Ngọn nến vừa tắt. 

B. Ngọn nến đang cháy.

C. Cục nước đá để ngoài nắng. 

D. Ngọn đèn dầu đang cháy.

Câu hỏi 10 :

Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì 

A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.   

B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.     

C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.           

D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.

Câu hỏi 11 :

Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để 

A.

dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.                 

B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.     

C.

giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. 

D. đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu hỏi 12 :

Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi? 

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình. 

B. Các bọt khí nổi lên.

C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra. 

D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.

Câu hỏi 13 :

Máy cơ đơn giản nào sau đây  không thể  làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? 

A.  Ròng rọc động.        

B. Ròng rọc cố định.   

C. Mặt phẳng nghiêng.      

D. Đòn bẩy.

Câu hỏi 14 :

Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách sắp xếp nào sau đây là đúng ? 

A. Rắn, lỏng, khí.   

B. Rắn, khí, lỏng.    

C. Khí, lỏng, rắn.       

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu hỏi 15 :

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? 

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.        

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.        

D. Thể tích chất lỏng tăng.

Câu hỏi 16 :

Đơn vị đo nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út có kí hiệu là: 

A.

oC.   

B. oF .     

C. K.    

D. T.

Câu hỏi 17 :

Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ? 

A. Bỏ một cục nước đá vào nước.       

B. Đốt một ngọn đèn dầu.

C. Đúc một cái chuông đồng.                   

D. Đốt một ngọn nến.

Câu hỏi 18 :

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? 

A. Nhiệt độ.         

B. Gió.    

C. Thể tích chất lỏng.   

D. Diện tích mặt thoáng 

Câu hỏi 19 :

Ròng rọc cố định có tác dụng làm: 

A. Thay đổi hướng của lực.            

B. Thay đổi độ lớn của lực.

C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.          

D. Không thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

Câu hỏi 20 :

Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn: 

A. Khối lượng của vật tăng.          

B. Khối lượng của vật giảm.

C. Khối lượng riêng của vật tăng.        

D. Khối lượng riêng của vật giảm.

Câu hỏi 21 :

Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì: 

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.             

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C.  Thể tích của chất lỏng tăng.                   

D. Khối lượng riêng chất lỏng tăng.

Câu hỏi 22 :

Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi: 

A. Nhiệt kế rượu.                 

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.          

D. Cả 3 loại đều không dùng được.

Câu hỏi 23 :

Khi nóng lên thì cả thuỷ ngân lẫn thuỷ tinh làm nhiệt kế đều nở ra. Tai sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế? 

A. Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.      

B. Chỉ có thuỷ ngân nở vì nhiệt.

C. Do thuỷ ngân nở ra, thuỷ tinh co lại.     

D. Do thuỷ tinh co lại. 

Câu hỏi 24 :

Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, kết luận nào sau đây không đúng. 

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi càng mạnh . 

B. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn . 

D.  Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.

Câu hỏi 25 :

Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào? 

A. Luôn tăng          

B. Luôn giảm

C. Không đổi                        

D. Lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu hỏi 26 :

Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ: 

A.  Sương đọng trên lá cây.            

B. Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước.     

D. Sự tạo thành mây.

Câu hỏi 27 :

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? 

A. Trọng lượng của chất lỏng tăng.      

B. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.     

D. Khối lượng của chất lỏng tăng.

Câu hỏi 28 :

Nhiệt kế hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng nào? 

A. Dãn nở vì nhiệt.         

B. Nóng chảy.   

C. Đông đặc.             

D. Bay hơi.

Câu hỏi 29 :

Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ? 

A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.        

B. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.     

D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu hỏi 30 :

Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, khí hiđrô và khí cacbonic thì: 

A.

Khí hiđrô giãn nở vì nhiệt  nhiều nhất .        

B. Khí oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.          

C. Khí cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô.             

D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK