Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Câu hỏi 1 :

Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học

B. Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng

C. Cơ năng đã chuyển hóa thành thế  năng

D. Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng có chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.

C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.

Câu hỏi 5 :

Quan sát thí nghiệm của Jun :

A. Năng lượng được bảo toàn.

B. Nhiệt là một dạng của năng lượng.

C. Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng.

D. Nhiệt năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.

Câu hỏi 6 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? 

A. Mũi tên được bắn đi từ cung. 

B. Nước trên đập cao chảy xuống.

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới. 

D.  Cả ba trường hợp trên

Câu hỏi 7 :

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? 

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. 

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào. 

D. Động năng và thế năng đều tăng.

Câu hỏi 8 :

Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào? 

A. Động năng tăng, thế năng giảm. 

B. Động năng và thế năng đều tăng.

C. Động năng và thế năng đều giảm. 

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: 

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác. 

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. 

D.  Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK