Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Vật lý Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 9 HK2 năm 2019 trường THCS Trần Bình Trọng

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 9 HK2 năm 2019 trường THCS Trần Bình Trọng

Câu hỏi 2 :

Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì : 

A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng. 

B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi. 

D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu hỏi 5 :

Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh có góc khúc xạ r như thế nào: 

A. lớn hơn góc tới i. 

B.  nhỏ hơn góc tới i.

C. bằng góc tới i. 

D. Cả ba phương án A. B, C đều có khả năng xảy ra.

Câu hỏi 6 :

Tia sáng chiếu từ không khí vào nước, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ nào là đúng? 

A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. 

B. Góc tới bằng góc khúc xạ.

C. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ 

D. Cả ba kết quả đều đúng.

Câu hỏi 7 :

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló như thế nào :  

A.  đi qua tiêu điểm. 

B. cắt trục chính tại một điểm nào đó.

C. song song với trục chính. 

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu hỏi 9 :

Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? 

A. Tăng lên 10 lần. 

B. Tăng lên 100 lần.

C. Giảm đi 100 lần. 

D. Giảm đi 10 lần.

Câu hỏi 10 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều? 

A.  Dòng điện nạp cho acquy. 

B. Dòng điện qua đèn LED. 

C. Dòng điện làm quạt trần quay theo một chiều xác định. 

D. Dòng điện trong đèn pin phát sáng.

Câu hỏi 14 :

Một tia sáng truyền từ không khí vào nước thì có góc khúc xạ r 

A. lớn hơn góc tới i. 

B.  nhỏ hơn góc tới i.

C. bằng góc tới i. 

D. Cả ba phương án A, B, C đều có khả năng xảy ra.

Câu hỏi 15 :

Khi tia sáng truyền từ thủy tinh ra không khí thì 

A. góc tới lớn hơn góc khúc xạ 

B. góc tới bằng góc khúc xạ

C. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ 

D.  cả ba kết quả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 16 :

Câu nào sau đây không đúng với thấu kính phân kì? 

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. 

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.

C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. 

D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.

Câu hỏi 18 :

Đặt một vật sáng trên trục chính và vuông góc với trục chính cách thấu kính hội tụ d = 8(cm) tiêu cự của thấu kính f = 12(cm). Ta thu được một ảnh loại gì và cách thấu kính bao xa? 

A. Ảnh thật, cách thấu kính 24(cm). 

B. Ảnh thật, cách thấu kính 4,8(cm).

C. Ảnh thật, cách thấu kính 12(cm). 

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 24(cm).

Câu hỏi 20 :

Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh, giảm dần góc tới, độ lớn góc khúc xạ thay đổi như thế nào? 

A. Tăng dần. 

B. Giảm dần.

C. Không thay đổi.  

D. Lúc đầu giảm, sau đó tăng.

Câu hỏi 21 :

Ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh nào dưới đây? 

A. Ảnh thật lớn hơn vật. 

B. Ảnh thật nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo lớn hơn vật. 

D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu hỏi 22 :

Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời (chùm sáng song song) theo phương song song với trục chính của thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng? 

A. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. 

B. Chùm tia ló là chùm song song.

C. Chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kì. 

D.  Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 23 :

Chọn đáp án đúng trong các phát biểu sau? 

A. Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh thật. 

B.  Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn lớn hơn vật.

C. Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn ngược chiều với vật. 

D. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Câu hỏi 26 :

Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí có góc khúc xạ r thỏa mãn :  

A.  bé hơn góc tới i. 

B. lớn hơn góc tới i.

C. bằng góc tới i. 

D. cả ba phương án A, B, C đều có khả năng xảy ra.

Câu hỏi 27 :

Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây? 

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ. 

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. 

D.  Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Câu hỏi 28 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu? Dùng dòng điện xoay chiều để :  

A. nấu cơm bằng nồi cơm điện. 

B. thắp sáng một bóng đèn neon.

C. sử dụng tivi trong gia đình. 

D. chạy một máy bơm nước.

Câu hỏi 29 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính để có thể tạo ra dòng điện là 

A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm. 

B.  nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

C. cuộn dây dẫn và nam châm. 

D. cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Câu hỏi 30 :

Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín :  

A. có dòng điện một chiều không đổi. 

B. có dòng điện một chiều biến đổi.

C. có dòng điện xoay chiều. 

D. không có dòng điện nào cả.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK