Niềm tin
Một trận động đất xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng.
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân. Những bức tường có thể sập xuống bất kì lúc nào, ông luôn miệng gọi tên con. Mọi người lo sợ ông phát cuồng vì mất con, làm cản trở công việc của những người cứu hộ nên đã khuyên ông ra ngoài, nhưng ông nói: “Tôi đã hứa với Pôn rằng lúc nào tôi cũng ở bên con, cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra”.
Khi đội cứu hộ bắt đầu dùng tay và cho rằng họ đã cứu hết những người bị nạn ra khỏi đống gạch thì ông vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe tiếng gọi thật yếu ớt ngắt quãng vọng lên từ đâu đó: “Bố ơi! Chúng con đây nè”. Ông điên cuồng đào bới, mọi người xung quanh vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống. Trong đó, gần hai chục đứa trẻ đang nhìn ông với ánh mắt đợi chờ. Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
Trong vòng tay của bố, cậu bé nói trong nước mắt: “Con biết bố không bao giờ bỏ con mà. Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!”
(Theo "Những hạt giống tâm hồn")
Vì sao sau trận động đất, bố của Pôn xông vào như con thiêu thân để cứu con?
A. Vì ông mất con nên phát cuồng, muốn trực tiếp cứu ngay đứa con.
B. Vì ông không tin tưởng vào đội cứu hộ có thể cứu được con mình.
C. Vì ông đã hứa lúc nào cũng ở bên con, dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
D. Vì ông muốn tự dùng chính sức lực của mình để cứu người con mà mình quý nhất.
Sau khi đội cứu hộ đã ngừng tìm kiếm, bố của Pôn đã làm gì?
A. Ông vẫn điên cuồng đào bới.
B. Ông vẫn kiên nhẫn tìm con.
C. Ông vẫn lắng nghe tiếng gọi của con.
D. Ông đã dừng lại việc tìm con.
Vì sao khi được cứu, Pôn nhường các bạn lên trước, khi mình ra cuối cùng?
A. Vì Pôn biết các bạn rất hoảng sợ, tranh ra trước.
B. Vì Pôn là một người dũng cảm, không biết sợ.
C. Vì Pôn tin bố sẽ không bao giờ bỏ mình.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu chuyện muốn gửi đến em thông điệp gì?
A. Hãy tin vào khả năng của mình, không thể dựa vào người khác.
B. Hãy kiên nhẫn hành động vì nhất định sẽ đạt kết quả tốt đẹp.
C. Hãy tin chắc rằng, dù bất kì điều gì xảy ra, cha mẹ luôn bên ta.
D. Cả B và C.
Gạch dưới các danh từ trong câu sau:
Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
Trong câu “Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng”, bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Khung cảnh hoang tàn.
B. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường
D. Ngôi trường sau động đất.
Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
Mục đích |
Câu hỏi |
a) Để khen ngợi |
|
b) Để đề nghị, yêu cầu |
|
c) Để phủ định |
|
Những ngón tay
Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:
– Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.
Các ngón khác đều cãi rằng:
- Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!...
- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói: “Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Mọi người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập thể.”
– Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi.
- Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên rất có ích trong những lúc ông chủ cần tự phê bình. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc. Nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần móc tay là xong ngay.
A. Xem ngón nào là quan trọng nhất.
C. Xem ai là người giỏi nhất.
B. Xem ông chủ yêu thương ai nhất.
D. Xem vì sao ông chủ lại yêu ngón út nhất.
A. Ngón tay giữa vì nó là trung tâm của bàn tay.
B. Ngón trỏ vì nó khiến mọi người đều sợ nó chỉ ra lỗi sai của từng người.
C. Ngón áp út vì nó được sử dụng trong việc móc ngoặc.
D. Một bàn tay luôn phải đủ năm ngón, vì vậy ngón nào cũng quan trọng.
A. Tranh luận để được mọi người công nhận bản thân.
B. Công dụng của bàn tay.
C. Trong tập thể cần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.
D. Cần học cách lập luận và giải thích trong các cuộc tranh luận.
Những đàn chim đang leng lỏi trong những đám mây hồng xa xa.
Đọc hiểu
Tình Bạn
Vịt con đang hí hoáy Ngồi vẽ ông mặt trời Bạn Heo gọi ới ơi Vịt giật mình hoảng hốt Ôi thôi lọ màu đổ Bắn tung tóe khắp nơi
|
Vây bẩn lên tấm áo Vịt giận rồi Heo ơi! “Năn nỉ mà, năn nỉ...” Heo tỉ tê làm hòa Vịt con cười, hết giận “Lần sau cẩn thận nha!” Việt Quỳnh
|
A. Vì bạn Heo gọi làm bạn Vịt giật mình.
B. Vì bạn Vịt làm đổ lọ mực.
C. Vì Vịt làm mực bắn vào chiếc váy xinh.
D. Vì Heo gọi Vịt, làm Vịt giật mình nên làm đổ lọ mực vào áo.
A. Heo và Vịt là đôi bạn thân có tình bạn đẹp biết yêu thương nhường nhịn lẫn nhau.
B. Heo nghịch ngợm, Vịt có đức tính vị tha.
C. Heo và Vịt luôn ganh tỵ nhau nên Heo làm đổ mực lên áo Vịt.
D. Heo và Vịt đều ích kỉ, luôn tranh giành lẫn nhau.
A. Muốn có một tình bạn đẹp, ta cần chỉ bảo bạn học tập tốt.
B. Muốn có một tình bạn đẹp, ta cần biết nhận lỗi sai và biết tha thứ cho bạn.
C. Muốn có một tình bạn đẹp, ta cần quan tâm đến bạn bè.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
a) giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu
Khoanh tròn vào từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:
b) giải thưởng, gian hàng, giàn mướp, dục giã
Khoanh tròn vào từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:
c) vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu
Cho biết các câu sau đây thuộc kiểu câu nào đã học?
a) Bác Cú Mèo rất tài giỏi. (kiểu câu: ……………………..)
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAPSGK