Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 4 Tiếng việt Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án !!

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án !!

Câu hỏi 3 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!". Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

(Pa-tri-xa Pho-rip)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?

A. 7 tuổi trở xuống.

B. 4 tuổi trở xuống.

C. 6 tuổi trở xuống.

D. 8 tuổi trở xuống.

Câu hỏi 4 :

Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

D. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé sáu tuổi.

Câu hỏi 5 :

Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?

A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới có sáu tuổi.

C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới có năm tuổi.

D. Nói dối rằng hai cậu bể dưới sáu tuổi.

Câu hỏi 6 :

Tại sao bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?

A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.

B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.

C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

D. Vì ông ta sợ như vậy là nói dối sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Câu hỏi 7 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.

B. Cần phải sống sao cho bản thân không cảm thấy tội lỗi.

C. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.

D. Cần phải trả tiền đầy đủ và không nên bớt tiền khi đi chơi.

Câu hỏi 15 :

Đọc thần và trả lời câu hỏi.

Nói lời cổ vũ Một cậu bé

Người Ba Lan muốn học đàn dương cần, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Rubin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi được đây! Ta nghĩ là chủ có thể chơi được... nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.” Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng. Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

Hãy nhớ rằng, những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm thay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.

(Theo Thu Hà)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Cậu bé người Ba Lan trong chuyện đã học chơi loại nhạc cụ nào?

A. Dương cầm, kèn

B. Ken, vi-ô-lông.

C. Sáo, dương cầm.

D. Kèn, sáo

Câu hỏi 16 :

Vì sao cha cậu khuyên cậu không nên học đàn dương cầu?

A. Cậu không có đôi môi thích hợp.

B. Các ngón tay của cậu múp míp và ngắn.

C. Vì cậu không có năng khiếu.

D. Vì cậu rất lười luyện tập.

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân nào tin đến sau này cậu trở thành một nghệ sĩ dương cầm lừng danh?

A. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

B. Vì cậu có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực này.

C. Vì có thầy giáo giỏi dạy cậu.

D. Vì cậu luyện tập cả ngày lẫn đêm trong suốt nhiều năm.

Câu hỏi 18 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống.

B. Hãy biết nói những lời động viên mọi người vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.

C. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công.

D. Hãy nghe lời cha mẹ và những người thầy chuyên nghiệp.

Câu hỏi 28 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. 

Một ước mơ

Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô,... Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người. Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần. Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài. Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy bé lâu dài. Không đành lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp. Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến chúng thành hiện thực.

(Đặng Thị Hòa)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì?

A. Được mẹ hối thúc gọi dậy đi học.

B. Được mọi người khen học giỏi.

C. Được đi học.

D. Được làm cô giáo.

Câu hỏi 29 :

Vì sao tác giả lại không được đến trường như bao bạn khác?

A. Vì tác giả học kém.

B. Vì nhà tác giả nghèo.

C. Vì nhà tác giả nhiều người không đi học.

D. Vì chiến tranh đã phá nát trường học.

Câu hỏi 30 :

Vì sao tác giả lại đi học cùng con gái mình?

A. Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập.

B. Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình.

C. Vì tác giả là người nuông chiều con cái, và con gái hay ốm đau, bệnh tật.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 31 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Không chôn vùi những ước mơ, quyết tâm và nỗ lực thì ta sẽ đạt được điều ta mơ ước.

B. Thật hạnh phúc khi ta thực hiện được những ước mơ.

C. Hãy mơ mộng một chút cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

D. Luôn nghĩ về quá khứ khi còn đi học để cuộc đời tươi đẹp hơn.

Câu hỏi 33 :

Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có?

A. Âm đầu

B. Vần

C. Thanh

D. Không có đáp án

Câu hỏi 40 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Em bị liên lạc

Treo cái túi vào cột, tôi ngồi xuống đất. Đang mải suy nghĩ thì một bóng người nho nhỏ chạy ùa vào như một cơn gió. Một em trai người mảnh khảnh, tay cầm một chiếc gây bằng thanh tre. Em nói với Hoạt, tay đập đập cái gậy vào thân cột một cách nghịch ngợi:

- Em đến tim anh Tĩnh, nhưng anh ấy sốt nặng, đang ăn cháo, anh ấy bảo: “Anh thiệt quá, không đi được. Em nhờ anh Hoạt cử người thay anh nhé!”. Và không chờ Hoạt trả lời, em vội khẩn khoản nói với Hoạt:

- Anh để em đưa các anh ấy đi nha anh. Em đưa được mà! Tôi nhìn em: một em bé gầy gò, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ ra đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có cảm giác ngay là một em bé vừa thông minh, vừa thật thà.

(Theo Vũ Cao)

Dựa vào nội dung bài đọc trễ, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?

A. Anh Tĩnh.

B. Em bé liên lạc.

C. Nhân vật “tôi”.

D. Hoạt

Câu hỏi 41 :

Em bé liên lạc có hình dáng như thế nào?

A. Mạnh khỏe, gầy gò.

B. Mảnh khảnh, gầy gò, nho nhỏ.

C. Gầy yếu, nho nhỏ, nhanh nhẹn.

D. Gầy gò, mặc áo cánh nâu.

Câu hỏi 42 :

Công việc chính của em bé liên lạc là gì?

A. Đi gặp anh Tĩnh.

B. Liên lạc, dẫn đường cho các chú bộ đội, du kích.

B. Liên lạc, dẫn đường cho các chú bộ đội, du kích.

D. Liên lạc, dẫn đường cho các quan tuần tra nước ngoài.

Câu hỏi 43 :

Em hình dung em bé liên lạc là người như thế nào?

A. Thông minh, hiểu chuyện, khoẻ mạnh.

B. Nhanh nhẹn, bạo dạn, khỏe mạnh.

C. Gầy gò, nho nhỏ, nhanh nhẹn, dũng cảm.

D. Thông minh, dũng cảm, láu cá.

Câu hỏi 44 :

Câu “Người ta có cảm giác ngay là một em bé vừa thông minh, vừa thật thà.” Có mấy từ ghép? Đó là những từ nào?

A. Hai từ: cảm giác, thông minh.

B. Ba từ: cảm giác, em bé, thông minh.

C. Bốn từ: cảm giác, em bé, thông minh, thật thả.

D. Năm từ: cảm giác, em bé, thông minh, thật thà, ngay là.

Câu hỏi 45 :

Câu văn: "Đang mải suy nghĩ thì một bóng người nhỏ nhỏ chạy ùa vào nhanh nhẹ như một cơn gió." có mấy từ láy, đó là những từ nào?

A. Một từ: nho nhỏ.

B. Hai từ: nho nhỏ, nhanh nhẹn.

C. Ba từ: nho nhỏ, suy nghĩ, nhanh nhẹn.

D. Không có từ nào.

Câu hỏi 55 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Hãy cứ ước mơ

Mẹ của một bé gái năm tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-da nhanh nhảu đáp: “Dạ, làm y tá ạ!"

Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà.

- Con có thể làm bất cứ nghề gì con muốn. – Bà mẹ khơi gợi cho con gái. - Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng thống... Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích. Bé Lin-da hỏi lại: “Bất cứ thứ gì hả mẹ?"

- Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! Người mẹ mỉm cười.

Bé Lin-da reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa non !”

Đã hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ mong muốn được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khi trời và những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn cả!” hay không?

Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước nhìn lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng vững trên mặt đất". Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện thực.

(Theo Một phút có thể thay đổi cuộc đời)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Vì sao câu trả lời thích làm y tá của bé Lin-đa không làm mẹ vui lòng?

A. Vì mẹ thích con làm một nghề danh giá, hơn là những nghề mà xã hội chưa coi trọng.

B. Vì nghề đó rất vất vả.

C. Vì nghề đó không được trả lương cao.

D. Vì nghề đó phải học tập khó khăn, lâu dài mới đạt thành quả.

Câu hỏi 56 :

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Hãy luôn ước mơ tất cả mọi điều.

B. Hãy luôn sống lạc quan, luôn mơ ước và biết cách biến ước mơ trở thành hiện thực.

C. Hãy sống hôn nhiên ngây thơ như trẻ em.

D. Hãy luôn yêu đời như những chú ngựa non.

Câu hỏi 57 :

Mơ ước “được làm một chú ngựa non” cho thấy Lin-la là một em bé như thế nào?

A. Đó là một em bé yêu súc vật.

B. Đó là một em bé yêu thiên nhiên.

C. Đó là một em bé hồn nhiên, ngây thơ và lạc quan yêu đời.

D. Đó là một em bé thích đi chơi như những chú ngựa non.

Câu hỏi 68 :

Không khí buổi chợ trung du như thế nào?

A. Nhộn nhịp

B. Yên tĩnh.

C. Êm đềm

D. Vắng lặng

Câu hỏi 69 :

Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?

A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.

B. Buổi chợ dần dần tươi sáng.

C. Chân bước thoăn thoắt.

D. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều.

Câu hỏi 70 :

Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?

A. Chợ rất phong phú người và đồ dùng.

B. Có nhiều quần áo, vải vóc bán trong chợ.

C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.

D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.

Câu hỏi 83 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Lạc Đà và Chuột Cống

Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói:

- Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn!

Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống:

- Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi!

Chuột Công trả lời ra vẻ thản nhiên:

- Nhưng nước quá sâu.

Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống:

- Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi.

Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vửa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban đầu:

- Nhưng mà tôi chưa cao quá cái móng chân của anh, nói gì tới đầu gối. Hay là... hay là... xin anh chở tôi qua sông nhé?

Lúc này, Lạc Đà cười to:

- Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!

(Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường?

A. Đuổi theo và cắn lấy dây thừng trên cổ Lạc Đà.

B. Cắn sợi dây thừng, chạy lên trước và huyênh hoang mình dắt được Lạc Đà.

C. Chạy lên trước và huyênh hoang là mình dắt được Lạc Đà.

D. Cắn sợi dây thừng để Lạc Đà kéo nó đi.

Câu hỏi 84 :

Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, thái độ của Lạc Đà như thế nào?

A. Lạc Đà tức giận, mắng Chuột Cống.

B. Lạc Đà không nghe thấy lời Chuột Cống nói.

C. Lạc Đà coi như không có chuyện gì xảy ra.

D. Lạc Đà dừng lại và không đi với Chuột Cống nữa.

Câu hỏi 85 :

Tại sao Lạc Đà cười to?

A. Vì Chuột Công không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở.

B. Vì Chuột Cống biết nói sự thật, không huyênh hoang nữa.

C. Vì sông cạn, nước sông chỉ tới đầu gối Lạc Đả.

D. Vì Chuột Cống bị đuối nước và khẩn khoản nhờ Lục Di cứu giúp.

Câu hỏi 86 :

Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên ta điều gì?

A. Cần phải biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

B. Cần phải hiểu minh và tôn trọng người khác.

C. Không được huyênh hoang, phải luôn khiêm tốn.

D. Không được huyênh hoang khoác lác, luôn khiêm tốn và phải nói đúng sự thật.

Câu hỏi 95 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Pháo đền

Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ,...Nó chỉ là pháo bằng đất, đất sét thôi.

Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng... và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi,……nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó: chiếc pháo đền.

Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giờ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy ang vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé. Một cuộc thi. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người được. Đền đấy.

Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa. Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi.

Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời...

(Theo Băng Sơn)

Dựa vào nội dung bài học trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Chất liệu chính để tạo nên pháo đền là gì?

A. Đất sét

B. Đất sét và thuốc pháo.

C. Giấy và thuốc pháo.

D. Đất sét, giấy và thuốc pháo.

Câu hỏi 96 :

Pháo đền được làm như thế nào?

A. Nặn một nắm đất tròn rồi nhồi thuốc pháo.

B. Nặn một năm đất như cái ang cho lợn ăn, bẻ xinh, nhưng đây phải mỏng, thật mỏng.

C. Véo đất của người này và hàn vào chỗ vỡ của người khác.

D. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi châm lửa đốt.

Câu hỏi 97 :

Cách chơi pháo đền như thế nào?

A. Giơ thắng cánh, đập vào quả pháo.

B. Giơ thắng cánh, đập pháo xuống đất.

C. Giơ thắng cánh, đập phản vào nhau.

D. Giơ cao lên và thả phảo xuống đất.

Câu hỏi 98 :

Pháo đền có luật chơi như thế nào?

A. Pháo của ai nổ to nhất là người thắng. Người thắng được lấy đất làm pháo của người kia.

B. Pháo của ai nổ to nhất là người thắng. Người thua cho người thắng hết chỗ đất của mình.

C. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ cho người thắng.

D. Pháp của ai nổ to nhất là người được cuộc và được tạo thêm quả pháo mới.

Câu hỏi 99 :

Cái tên “Pháo đền" xuất phát từ đâu?

A. Từ người chơi đầu tiên.

B. Từ tên làng quê nghĩ ra trò chơi đó.

C. Từ luật chơi.

D. Từ thời đất sét được gọi là pháo đền.

Câu hỏi 100 :

Trong đoạn “Đất sét ... Đền đấy!” có mấy hình ảnh so sánh?

A. 3 hình ảnh

B. 4 hình ảnh

C. 5 hình ảnh

D. 6 hình ảnh

Câu hỏi 110 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Cái giá sách

Tôi đến nhà Xtác-đi, ở ngay trước mặt trường, trong cái giá sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.

Xtác-đi không giàu, cậu ấy không thể mua nhiều sách, nhưng cậu ấy bảo quản, giữ gìn sách cẩn thận. Khi bố cậu thấy cậu ham mê sách liền mua cho cậu một cái giá nhiều tầng rất xinh bằng gỗ hồ đào, có rèm xanh và đem đặt vào đó tất cả sách, thuê đóng bìa theo màu mà cậu thích. Khi kéo rèm lên, người ta thấy ba hàng sách hiện ra đủ các màu sắc, rất thứ tự, tên sách óng vàng in trên gáy. Trên đó có rất nhiều sách: truyện trẻ em, truyện du lịch, có thơ. Xtác-đi rất thạo cách sắp xếp các quyển sách theo màu sắc, quyển trắng cạnh quyển đỏ, màu vàng cạnh màu đen, màu trắng cạnh màu xanh, đứng xa mà nhìn thì thật là hài hòa.

Thỉnh thoảng cậu lại thay đổi cách hòa hợp màu sắc. Cậu luôn luôn chăm nom sách, phủi bụi bặm, giở ra xem xét, kiểm tra các mối chỉ đóng sách. Có thể nói sách của cậu đều mới tinh, còn tôi thì làm hỏng tất cả sách của mình.

(Theo A-mi-xi)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Giá sách của Xtác-đi được miêu tả như thế nào?

A. Giá sách được làm từ gỗ hổ đào.

B. Giá sách được làm từ gỗ hồ đào, có rèm xanh.

C. Giá sách nhiều tầng được làm từ gỗ hồ đào, có rèm xanh.

D. Giá sách có hai tầng được làm từ gỗ cây hoa đào, có rèm xanh.

Câu hỏi 111 :

Vì sao bố Xtác-đi lại mua sách cho cậu?

A. Vì nhà cậu rất giàu.

B. Vì bố cậu thấy cậu ham mê sách.

C. Vì cậu đòi mua cái giá sách.

D. Vì bố muốn cậu đọc sách để học giỏi.

Câu hỏi 112 :

Xác-đi giữ gìn sách như thế nào?

A. Cậu ấy luôn chăm nom, phủi bụi sách.

B. Cậu kiểm tra các mối chỉ đóng sách.

C. Cậu cất cẩn thận để tránh bị cong sách.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 113 :

Cách sắp xếp sách của Xtác-đi có gì đặc biệt?

A. Cậu xếp tất cả sách lên giá sách.

B. Cậu xếp sách thật thứ tự và xếp theo màu sắc thật hài hòa.

C. Cậu để sách theo từng chủ đề.

D. Cậu để sách theo thứ tự và bọc sách cẩn thận.

Câu hỏi 114 :

Nhờ có chiếc giá sách, các quyển sách của Xtác-đi ra sao?

A. Sách luôn mới tinh.

B. Sách bị hỏng hết.

C. Sách luôn bụi bặm.

D. Sách bền màu, không bị cong.

Câu hỏi 115 :

Nhìn chiếc giá sách, có thể nhận ra Xtác-đi là người như thế nào?

A. Cậu là người bừa bộn.

B. Cậu rất yêu quý sách và cẩn thận.

C. Cậu là người rất thích khoe sách.

D. Cậu là người yêu thích những cái mới.

Câu hỏi 116 :

Dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước đó.

D. Dấu hai chấm trong bài không có tác dụng gì.

Câu hỏi 125 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Họa sĩ tí hon

Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi về một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:

- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?

Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:

- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ấm ấm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bổ ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:

- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào số điểm của mẹ!

Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi sẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

(Theo Nguyễn Thị Yên)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Khoanh vào chữ đặt trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã về?

A. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.

B. Cô giáo và các bạn đang học.

C. Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.

D. Bạn Mi tóc xù.

E. Bố mua kem cho bạn nhỏ.

H. Mẹ đang dạy học.

G. Thằng Tí mắt híp bụng to.

I. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.

Câu hỏi 126 :

Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?

A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.

B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.

C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.

D. Vì đó là số bố tặng mẹ khi kết hôn.

Câu hỏi 127 :

Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?

A. Một bạn nhỏ vẽ rất đẹp, khuyên chúng ta hãy học vẽ và vẽ thật nhiều.

B. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ.

C. Trẻ con thật ngây thơ và đáng yêu biết bao!

D. Đừng bao giờ nghịch ngợm vào sách vở của người lớn.

Câu hỏi 138 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Đánh tam cúc

Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,... tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát, chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào...

Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết... và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa...

Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp... Con chui sấp, con lật ngửa... Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng...Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng" cười phá lên vì tưởng bà bị ... té re... làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.

Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ. Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhung, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm... làm chị xao xuyến một điều gì...

Tết qua đi, ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết, có chị tôi bên cạnh.

Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào...

(Theo Băng Sơn)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?

A. Vào ngày Ba mươi Tết.

B. Vào sáng mùng một Tết.

C. Vào tối mùng một Tết.

D. Ngày nào cũng đánh.

Câu hỏi 139 :

Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi?

A. Vì lúc đó là thời gian dành để chơi.

B. Vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong.

C. Vì lúc đó họ mới có tiền mừng tuổi để chơi.

D. Vì đó là thời gian quy định để chơi.

Câu hỏi 140 :

Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?

A. Gọi một - gọi đôi - tử tử trình làng - ăn kết.

B. Gọi đôi - gọi ba - ăn kết - kết ba.

C. Gọi ba - tử tử trình làng - kết ba.

D. Gọi tứ – tam tử trình làng - kết ba.

Câu hỏi 141 :

Có những quân bài nào được kể đến trong cổ bài tim cúc?

A. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con tướng ông - con pháo.

B. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con tướng bà - con pháo – con xe.

C. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con tướng ông - con tướng bà.

D. Con tượng xanh - con mã đỏ - con tốt điều - con tướng ông - con tưởng bà.

Câu hỏi 142 :

Người thắng cuộc được thưởng gì?

A. Người thắng cuộc được thưởng tiền bạc.

B. Người thắng cuộc được búng tai người khác.

C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khổ,…

D. Thưởng nhiều kẹo và que tăm, que diêm.

Câu hỏi 143 :

Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì?

A. Các trò chơi phổ biến trong dân gian Việt Nam.

B. Những kỉ niệm về trò chơi đánh tam cúc của tác giả với người chị của mình.

C. Trò chơi dân gian đánh tam cúc ở nông thôn Việt Nam.

D. Cảnh ngày tết nhộn nhịp ở đất nước Việt Nam.

Câu hỏi 144 :

Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi:

A. Bạn có thích đánh tam cúc không?

B. Tôi không biết bạn có biết đánh tam cúc không?

C. Nào, chúng mình cùng chơi đánh tam cúc đi?

D. Ai cho bạn cỗ bài đánh tam cúc đấy?

Câu hỏi 147 :

Tiếng “nhân” bị dùng sai trong câu:

A. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.

B. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.

C. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.

D. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.

Câu hỏi 156 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Điều đó rồi cũng qua đi

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn yêu cầu ông ta mang về cho mình một chiếc vòng khiến kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui. Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi:

- Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?

Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười. Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.

“Nào, ông bạn của ta!" - Vua Salomon nói: "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?".

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó đây thưa đức vua.". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: “Điều đó rồi cũng qua đi.”

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Vì sao vua tin rằng yêu cầu mình đưa ra sẽ làm bẽ mặt Benaiah?

A. Vì Salomon tin rằng không có chiếc vòng như vậy trên đời.

B. Vì khi chạm tay vào chiếc vòng đó, Benaiah sẽ gặp rất nhiều rắc rối, nguy hiểm.

C. Vì muốn có chiếc vòng phải có tài và có sức mạnh mà Benninh lại là người bất tài.

D. Vì vua muốn Benaiah phải từ chức trước khi lễ hội Sukkot bắt đầu.

Câu hỏi 157 :

Vì sao dòng chữ trên chiếc vòng lại thỏa mãn yêu cầu của vua?

A. Vì khi ai đang vui sướng vì một điều gì đó nhìn vào dòng chữ “Điều đó rồi cũng qua đi” sẽ thấy buồn bởi niềm vui qua đi nhanh quá, họ không nắm giữ được nó mãi mãi.

B. Vì khi ai đang buồn khổ vì điều gì đó nhìn vào dòng chữ “Điều đó rồi cũng qua đi” sẽ thấy vui bởi họ tin rằng thời gian sẽ giúp họ thoát khỏi nỗi buồn khổ đó.

C. Vì mọi điều vui hay buồn chỉ trong chốc lát.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 167 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Chuẩn bị để hành động

“Ba ơi, xem con nhảy né!”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.

Song chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “Lần này, con nhất định sẽ làm được”, nó nói một cách dứt khoát với tôi: “Ba nhìn coi nè!". Nhưng rồi nó lại do dự, lại run sợ. Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó: “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà!”

Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lại. Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hồ vang dội. Nó đã làm được! Nó còn chiến thẳng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn nhảy được thêm 3 lần nữa.

Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý.

Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa - đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng. Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?

A. Được nhảy cầu ở độ cao 3 mét.

B. Được nhảy cầu ở độ cao 3 mét.


D. Được nhảy lên độ cao 3 mét.



D. Được nhảy lên độ cao 3 mét.


Câu hỏi 168 :

Cậu bé đã nhảy được vào lần thứ mấy đến hồ bơi?

A. Lần thứ nhất

B. Lần thứ hai.

C. Lần thứ ba.

D. Lần thứ tư.

Câu hỏi 169 :

Những điều gì đã giúp cậu bé vượt qua được nỗi sợ hãi?

A. Sự khích lệ của bố và mẹ.

B. Sự chiến đấu với chính bản thân mình.

C. Sự khích lệ của bố, mọi người ở hồ bơi.

D. Cả A, B và C.

Câu hỏi 170 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải quyết đoán, chiến thắng nỗi sợ hãi, không thể lần nữa - đó là con đường duy nhất để dẫn đến thành công.

B. Trong cuộc sống, nên sợ hãi, phải chiến thắng được nỗi sợ hãi thì mới thành công.

C. Trong cuộc sống, phải biết động viên mọi người vượt qua sợ hãi để họ thành công.

D. Trong cuộc sống, phải biết an phận, không nên làm điều gì quá sức mình.

Câu hỏi 179 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.

B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.

D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu hỏi 180 :

Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.

C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa.

D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

Câu hỏi 181 :

Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó"?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt, giúp nó phát triển.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan thát trong đất.


D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác.


Câu hỏi 182 :

Tại sao lạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn,

Câu hỏi 183 :

Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

A. Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công.

B. Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.

C. Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.

D. Phải biết bảo vệ bản thân mình, luôn ở những góc tối an toàn.

Câu hỏi 193 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Niềm tin của tôi

Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển". Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác. Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó. Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:

- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi! Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:

- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

- Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua.

Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi...

- Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.

- Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.

- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.

Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật. Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.

(Nhã Khanh)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận?


A. Đề bài ra quá khó nên không biết triển khai đề tài như thế nào.


B. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

C. Có quá ít thời gian dành cho việc viết bài.

D. Cô thường hay viết lạc đề bài và viết quá lan man.

Câu hỏi 194 :

Điều gì đã giúp tác giả hoàn thành bài luận?

A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.

B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.

C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn và động viên.

D. Được thầy giáo của khóa học trực tiếp hướng dẫn.

Câu hỏi 195 :

Điều gì khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn?

A. Dựa vào những lời động viên khen ngợi của người biên tập viên.

B. Dựa vào những kiến thức thu được sau khóa học.

C. Dựa vào năng lực của chính tác giả.

D. Dựa vào những kiến thức mà tác giả tim tòi được khi đi học.

Câu hỏi 196 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời động viên chân thành của mình.

B. Hãy luôn khen ngợi người khác.

C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.

D. Hãy tìm hiểu về bản thân và phát triển nhiều khả năng hơn.

Câu hỏi 209 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Những ô cửa sổ

Thu mình yên ổn trong thứ hạnh phúc riêng tư, ngôi nhà mở to những con mắt – khung cửa nhìn ra bao la hạnh phúc của thiên nhiên.

Nơi có khung cửa là nơi để hướng tới. Đó là ranh giới giữa trong và ngoài, của chung và riêng, của cởi mở và giữ gìn, của vô tự và mời mọc, .. Đến từ đây bước qua giới hạn này, khung cửa sẽ mở ra bao nhiêu điều ngạc nhiên, thú vị và vô vàn ngóc ngách không gian riêng tư độc đáo. Giấu sau khung cửa là những cảm xúc kết tủa lại trong không gian nội thất bằng kinh nghiệm của nhà thiết kế, bằng phong cách của chủ nhân.

Khơi đi từ đây, khung cửa sẽ mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn. Có ai đó ví ô cửa tựa con mắt của ngôi nhà, sao mà đúng vậy. Theo những chặng đường đời, đôi mắt ấy ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành. Và giờ đây, bên vuông cửa nhà mình tôi phóng tầm mắt ra hồ nước mênh mông to rộng nhất thành phố. Xa xa là mái chèo nhẹ nhàng khua nước, cả chiếc thuyền rộng to lớn trang hoàng lộng lẫy, đang đưa du khách chiêm ngưỡng cỏ cây hoa lá và cả những công trình kiến trúc ven hồ. Tất cả khối hình được khắc họa dưới bóng hoảng hôn rực rỡ đầy mĩ cảm.

Ngày nay, chúng ta không khó để có được những ô cửa an toàn, sang trọng, cầu kỳ, đa năng, và thậm chí lạnh lùng với xung quanh giống như những đôi mắt đẹp được che đậy dưới những gọng kính tân kỳ. Nhưng bạn hãy dạo một vòng qua những ô cửa của nắng, của gió, của hoa lá, của mây và của cả những nỗi niềm ...

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Ô cửa sổ trong bài được ví với những gì?

A. Những gọng kính tân kỳ, những con mắt.

B. Những ô vuông mê hoặc.

C. Với ranh giới của niềm vui và nỗi buồn.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 210 :

Nơi có khung cửa là nơi như thế nào?

A. Nơi để hướng tới, ranh giới giữa trong và ngoài, của chung và riêng, của cởi mở và giữ gìn, của vô tư và mời mọc...

B. Là tất cả khối hình được khắc họa dưới bóng bình minh rực rỡ đầy mĩ cảm.

C. Là lạnh lùng với xung quanh giống như những con người ngồi dưới những gọng kính tân kỳ.

D. Là nơi có hạnh phúc và nỗi buồn của thiên nhiên.

Câu hỏi 211 :

Qua khung cửa, con người cảm nhận được những gì?

A. Mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn.


B. Ghi dấu bao kỷ niệm của nhân vật tôi trong tương lai.


C. Những ô cửa thật an toàn, sáng sủa.

D. Những ô cửa của nắng, của gió, của những niềm vui, nỗi buồn và sự mất mát.

Câu hỏi 212 :

Bên vuông cửa nhà mình, tác giả nhìn thấy những gì?

A. Mái chèo nhẹ nhàng khua nước.


B. Mái chào nhẹ nhàng khua nước, chiếc thuyền rộng to lớn trang hoàng lộng lẫy, đang đưa du khách chiêm ngưỡng cỏ cây hoa lá và cả những công trình kiến trúc ven hồ. Tất cả khối hình được khắc họa dưới bóng hoàng hôn rực rỡ đầy mĩ cảm.


C. Mái chéo nhẹ nhàng khua nước, chiếc thuyền nhỏ, đang đưa du khách chiêm ngưỡng có cây hoa lá và cả những công trình kiến trúc ven hồ.

D. Những ô cửa của nắng, của gió, của hoa lá, của mây và của cả những nỗi niềm ...

Câu hỏi 213 :

Điều được giấu sau khung cửa là gì?

A. Những cảm xúc kết tủa lại trong không gian nội thất bằng kinh nghiệm của nhà thiết kế, bằng phong cách của chủ nhân.

B. Là nơi để hướng tới.

C. Những ô cửa của nắng, của gió, của hoa lá, của mây và của cả những nỗi niềm …

D. Cả A và B.

Câu hỏi 214 :

Những ô cửa ngày nay có đặc điểm gì?

A. An toàn, sang trọng, cầu kỳ, đa năng.

B. Lạnh lùng với xung quanh giống như những đôi mắt đẹp được che đậy dưới những giọng kính tân kỳ.

C. Mở ra bao nhiêu điều ngạc nhiên, thủ vị, vô vàn ngóc ngách không gian riêng tư độc đáo.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 223 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xin, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chính quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn... Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Sầu riêng là loại quả đặc sản của miền nào?

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Cả 3 ý trên.

Câu hỏi 224 :

Những cụm từ miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng là:

A. Thân nó khẳng khiu, cao vút; hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn; hương vị quyến rũ đến kì lạ.

C. Hoa đậu từng chùm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Câu hỏi 225 :

Những từ ngữ tả hoa của cây sầu riêng là:

A. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo.

B. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cảnh ngang thẳng đuột….

C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

D. Cả A và B

Câu hỏi 226 :

Từ "trổ” trong câu: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm." là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Không có đáp án

Câu hỏi 227 :

Câu “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm

D. Không có đáp án

Câu hỏi 228 :

Vị ngữ trong câu: “Mỗi cuống hoa ra một trái.” là:

A. Mỗi cuống hoa


B. Ra


C. Một trải

D. Ra một trái

Câu hỏi 229 :

Trong bài đọc có mấy danh từ riêng?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu hỏi 237 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Mẹ tôi

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con vì những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thể là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ với tôi.

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo. Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư do mẹ tôi để lại:

“Con yêu quý! Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hỏi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.

Mẹ yêu con lắm! Vĩnh biệt con! Mẹ ..”.

(Lược trích câu chuyện cùng tên trong tập Những hạt giống tâm hồn II)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Vì sao nhân vật “tôi” lại nói với vợ là mình mồ côi?

A. Vì mẹ của anh ta đã qua đời.

B. Vì anh ta ghét mẹ và sợ phải xấu hổ với mọi người về mẹ.

C. Vì muốn được mọi người thương hại.

D. Vì anh sợ mẹ sẽ làm người khác sợ và tránh xa anh.

Câu hỏi 238 :

Điều gì khiến nhân vật “tôi” hài lòng với cuộc sống của mình?

A. Vì anh ta là người con hiếu thảo và là người chồng, người cha tốt.

B. Vì anh ta đã lo cho mẹ được một căn nhà nhỏ.

C. Vì có một người vợ con nhà gia thế, có những đứa con và những tiện nghi vật chất.

D. Vì mẹ anh ta không ở bên cạnh nên anh cảm thấy được tự do.

Câu hỏi 239 :

Nhân vật tôi cho rằng bổn phận của anh ta với mẹ thế nào là đầy đủ?


A. Lo cho mẹ một căn nhà và thỉnh thoảng gửi cho mẹ ít tiền.



B. Lo cho mẹ căn nhà, tìm cho mẹ một người giúp việc và thỉnh thoảng về thăm.



C. Lo cho mẹ đầy đủ tiện nghi và thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc.



D. Có một người vợ con nhà gia thế, có những đứa con và những tiện nghi vật chất.


Câu hỏi 240 :

Điều gì khiến nhân vật tôi ghé qua nhà mẹ?


A. Chủ động về thăm mẹ vì nhớ thương mẹ.



B. Nhân tiện về họp lớp và ghé thăm mẹ.



C. Nhân tiện về họp lớp, vì tò mò nên ghé qua và nhân thể thăm mẹ luôn.



D. Vì muốn vợ mình được gặp mẹ trước khi mẹ mất.


Câu hỏi 241 :

Vì sao khi biết tin mẹ mất, nhân vật tôi không nhỏ được một giọt nước mắt?


A. Vì quá đau khổ đến mức trơ ra không thể khóc được.


B. Vì vốn dĩ anh ta ghét mẹ, lạnh lùng và xa lánh mẹ từ khi còn nhỏ đến lúc mẹ mất.


C. Vì anh ta cố kìm nén những giọt nước mắt để tỏ ra mình có sức chịu đựng.



D. Vì anh đi xa nhà quá lâu nên tình cảm đối với mẹ cũng phai nhạt.


Câu hỏi 242 :

Qua bức thư của người mẹ gửi lại cho nhân vật tôi, em nghĩ gì về người lệ đó?


A. Bà là một người mẹ nhu nhược trước đứa con của mình.



B. Bà là người mẹ yêu thương con hết lòng và đã nhẫn nhịn, hi sinh hết mình cho con.



C. Bà là người quá kiêu hãnh.



D. Bà là người quen sống đơn độc, một mình từ lúc trẻ đến lúc già.


Câu hỏi 243 :

Em muốn dùng từ ngữ nào sau đây để nói về người con trong câu chuyện trên?


A. Bất hiếu



B. Hiếu thảo



C. Hào phóng



D. Nhu nhược


Câu hỏi 254 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Điều nên làm ngay

Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình: “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố tôi có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông, ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân để đến xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông.”

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt nổi. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.

Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”

Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”

Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa".

(Theo Dew-E. Man-o-ring)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đitg nhất hoặc lảo theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào?

A. Họ thấy thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.


B. Khó vì họ thấy thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.



C. Khó vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.



D. Họ thấy thật khó khăn khi phải yêu thương một ai đó.


Câu hỏi 255 :

Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha mình?


A. Vượt qua định kiến của xã hội.



B. Vượt qua gia đình anh ta.



C. Vượt qua chính bản thân anh ta.



D. Vượt qua nỗi sợ sẽ bị cha đánh đòn.


Câu hỏi 256 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?


A. Phải xin lỗi bố mẹ ngay khi mình mắc lỗi.



B. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó.



C. Hãy luôn sống trong tình yêu thương



D. Hãy bao bọc mọi người trong tình yêu thương.


Câu hỏi 257 :

Đáp án có đủ cả bốn từ láy trong câu chuyện trên là:


A. Hầu hết, chuyển biến, nặng nề, khó khăn.



B. Đột ngột, sâu sắc, hầu hết, nặng nề.



C. Sâu sắc, bộc lộ, nặng nề, đột ngột.


D. Hầu hết, khó khăn, sâu xa, nặng nề.

Câu hỏi 258 :

Tiếng “yêu” gồm những bộ phận cấu tạo nào?


A. Chỉ có vần.



B. Chỉ có vần và thanh.



C. Chỉ có âm đầu và vần.



D. Chỉ có thanh và âm.


Câu hỏi 276 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Không ngừng nỗ lực

Có người đã để ý thấy rằng - cuộc sống và tài khoản ngân hàng có những điểm tương đồng nhau - những điều “cuộc sống trao ban” cho họ cũng nhiều như những điều họ đã “đầu tư vào cuộc sống”. Tài khoản của tôi tuy chẳng nhiều nhặn gì nhưng tôi vẫn có thể “rút ra" từ cuộc sống của mình vô vàn những niềm vui và sự mãn nguyện nếu như tôi chịu khó chú ý đến những điều tôi đem lại cho đời.

Ga-ri Play-ơ đã từng là một đấu thủ lừng danh trong các giải thi đánh gôn quốc gia và quốc tế trong nhiều năm trời. Mọi người thường nói với anh là: “Tôi sẽ đánh đổi bất cứ thứ gì để có thể đập được một cú gôn như anh”. Một ngày kia, khi nghe câu nói kiểu ấy, Play-ơ nhẫn nại đáp rằng: “Bạn sẽ chỉ chơi gôn được như tôi nếu bạn thấy những việc cần làm là dễ dàng! Bạn có biết phải làm gì để có được những cú đánh như tôi không? Hằng ngày, bạn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để tới sân tập, và phải đập một ngàn cú! Khi đôi tay bạn bắt đầu rớm máu, bạn vào căng tin rửa tay rồi dán băng cá nhân lên đó, xong lại ra sân và đập một ngàn cú khúc! Đó là bí quyết để có được những cú đánh gôn như tôi đấy bạn ạ!”.

Thực tế là bạn có bao giờ chú ý kiếm tìm niềm vui mỗi khi thấy cõi lòng hoang vắng, u buồn? Bạn có nỗ lực cải thiện các mối quan hệ khi thấy chúng không suôn sẻ? Mọi việc chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng cả đâu, nhưng rất đáng công để bạn phải nỗ lực đấy!

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đăng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Ga-ri Play-ơ là cầu thủ thi đấu môn thể thao gì?


A. Ten-nít



B. Bóng đá



C. Gôn



D. Bóng chày


Câu hỏi 277 :

Mọi người thường ao ước giống anh ở điểm nào?


A. Giàu có như anh.



B. Đập được một cú gôn như anh.



C. Đạt được nhiều giải thưởng như anh.



D. Được nổi tiếng như anh.


Câu hỏi 278 :

Bí quyết để có được một cú đánh gôn như anh Ga-ri Play-ơ là gì?


A. Khổ công rèn luyện.



B. Có huấn luyện viên giỏi.



C. Tập thể lực.


D. Có nhiều tiền để đi học đánh gôn.

Câu hỏi 279 :

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy phấn đấu đánh gôn giỏi như anh Ga-ri.


B. Khổ công rèn luyện, nỗ lực cố gắng thì mới đạt được kết quả tốt.



C. Cần có một đích ngắm tốt trong cuộc sống.



D. Luyện tập thể thao hằng ngày thì mới có sức khỏe tốt.


Câu hỏi 280 :

Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào?


A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.



B. Có chí làm quan, có gan làm giàu.



C. Thua keo này ta bày keo khác.



D. Cần cù bù thông minh.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK