Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 4 Tiếng việt Đề thi ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 có đáp án !!

Đề thi ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 có đáp án !!

Câu hỏi 68 :

Thế nào là câu hỏi (câu nghi vấn)?

A. Là câu có từ để hỏi, có dấu chấm than, dùng để cảm thán, bộc lộ cảm xúc.

B. Là câu có từ để hỏi, có dấu chấm hỏi dùng và để hỏi về những điều chưa biết.

C. Là câu có từ “không”, “sao”.

Câu hỏi 69 :

Đâu là dấu hiệu nhận biết câu hỏi?

A. Có từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, thế nào...) và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

B. Có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, thế nào, bao nhiêu, bấy nhiêu,...).

C. Có dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi ở cuối câu.


D. Khi viết, có dấu chấm hỏi ở cuối câu.


Câu hỏi 71 :

Khi muốn mượn bạn bên cạnh quyển vở, em sẽ nói thế nào để thể hiện phép lịch sự?

A. Ê, cho mình mượn quyển vở bài tập toán.


B. Hân, cho mình mượn quyển vở bài tập toán.



C. Đề nghị Hân cho mình mượn quyển vở bài tập toán một lát!



D. Hân ơi, cho mình mượn quyển vở bài tập toán một lát nhé!


Câu hỏi 75 :

Câu cảm dùng để làm gì?


A. Bộc lộ những hiểu biết, tri thức của người nói.



B. Bộc lộ những thắc mắc, nghi vấn của người nói.



C. Bộc lộ ý định của người nói.



D. Bộc lộ cảm xúc của người nói.


Câu hỏi 76 :

Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào?


A. À, ư, nhỉ, nhé, hả, hử,...



B. Bao nhiêu, bấy nhiêu, làm sao, thế nào,...



C. Ôi, chao, chà, trời, quả, lắm, thật,...


Câu hỏi 77 :

Câu nào dưới đây là câu cảm?


A. Con mèo có bộ lông rất đẹp.



B. Cho tớ vuốt bộ lông con mèo này một tí nhé!


C. Hân ơi, lại đây mà xem bộ lông của con mèo này!

D. Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!

Câu hỏi 78 :

Câu nào dưới đây là câu cảm?


A. Trời hôm nay rét à?



B. Ôi chao, trời rét ơi là rét!



C. Sao trời rét thế?



D. Trời rét.


Câu hỏi 86 :

Câu nào dưới đây chứa trạng ngữ chỉ địa điểm?


A. Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng.



B. Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.


C. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.


D. Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá.


Câu hỏi 90 :

Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu trạng ngữ kiểu gì?


A. Trạng ngữ chỉ thời gian.



B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.



C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.



D. Trạng ngữ chỉ mục đích.


Câu hỏi 94 :

Loại trạng ngữ có trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.


A. Giải thích nguyên nhân của sự việc.



B. Nêu ra mục đích diễn ra của sự việc.


C. Xác định địa điểm diễn ra sự việc trong câu.


D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.


Câu hỏi 95 :

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho những câu hỏi nào?


A. Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?



B. Ở đâu? Nơi nào?


C. Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?

Câu hỏi 106 :

Câu nào dưới đây chứa trạng ngữ chỉ phương tiện?


A. Bằng chiếc xe đạp, em vượt quãng đường 15 ki-lô-mét để đến trường.



B. Vì trời vắng mây, những chòm sao như tỏa sáng lấp lánh hơn.



C. Trên cây, những chùm quả sai lúc lỉu.


D. Để học tốt hơn, em phải khiêm tốn và nỗ lực học hỏi hơn nữa.


E. Hôm qua, em vừa được điểm mưởi.


Câu hỏi 131 :

Câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” khuyên ta điều gì?


A. Khuyên ta nên sống hiền lành, tốt bụng.


B. Khuyên ta nên sống nhân hậu, thương người.


C. Khuyên ta nên bao dung, yêu thương tất cả mọi người.



D. Khuyên ta ăn ở hiền lành sẽ gặp điều tốt đẹp.


Câu hỏi 132 :

Câu tục ngữ “Trâu buộc ghét trâu ăn” chê điều gì?


A. Chê kẻ xấu bụng, ghen tị khi thấy người khác may mắn, hạnh phúc hơn mình.



B. Chê kẻ lười biếng, không muốn lao động mà vẫn muốn có ăn.



C. Chê kẻ luôn tìm cách hãm hại người khác.



D. Chê kẻ tham ăn, thèm muốn có được những thứ người khác có.


Câu hỏi 134 :

Dòng nào dưới đây đúng nghĩa với từ “tự trọng”?


A. Quyết định lấy công việc của mình.



B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.



C. Tự tin vào bản thân.



D. Đánh giá minh quá cao và coi thường người khác.


Câu hỏi 136 :

Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng?


A. Thẳng như ruột ngựa.



B. Giấy rách phải giữ lấy lề.



C. Thuốc đắng dã tật.



D. Cây ngay không sợ chết đứng.


Câu hỏi 137 :

Thành ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” đề cập đến nội dung gì?


A. Sự trung thực.



B. Lòng thương người.



C. Sự đùm bọc.



D. Lòng tự trọng.


Câu hỏi 143 :

Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ nghị lực?


A. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.



B. Làm việc liên tục, bền bỉ, có thái độ chân thành trước những việc mình làm và không nản chí, lùi bước,



C. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.



D. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.


Câu hỏi 145 :

Câu tục ngữ nào thể hiện ý nghĩa dưới đây?

Khuyên con người đừng sợ gian nan, vất vả, thử thách vì những khó khăn sẽ làm giúp con người trở nên cứng cỏi, vững vàng hơn.


A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.



B. Không có lửa làm sao có khói.



C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.



D. Núi cao còn có núi cao hơn.


Câu hỏi 148 :

Câu tục ngữ nào diễn đạt nội dung dưới đây?

Đừng ngại bắt đầu, từ tay trắng mã dựng nên sự nghiệp, cơ đồ mới là đáng nể phục.


A. Nước lã mà vã nên hồ


Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.



B. Một cây làm chẳng nên non


Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.


C. Có vất vả mới thanh nhàn


Không đưng ai dễ cầm tàn che cho


D. Thật vàng chẳng phải thau đâu


Đừng đem thử lửa cho đau lòng vàng.

Câu hỏi 158 :

Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?

“Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.”


A. Sức khỏe của con người còn quý giá hơn được làm tiên.



B. Những người ăn, ngủ tốt sẽ có sức khỏe tốt, sướng như tiên.



C. Những người như tiên mới có thể ăn, ngủ tốt.



D. Tiền không quý giá bằng giấc ngủ.


Câu hỏi 162 :

Nhóm từ nào dưới đây có thể dùng để tả vẻ đẹp của cả thiên nhiên và con người:


A. đẹp đẽ, thủy mị, lộng lẫy, tế nhị.



B. đẹp đẽ, lộng lẫy, xinh tươi, rực rỡ.



C. hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng, xanh tươi.



D. thủy mị, nết na, chân thành, lịch sự.


Câu hỏi 170 :

Những hoạt động nào được gọi là du lịch?


A. Đi học, tới trường mỗi ngày.



B. Đi làm việc xa nhà.



C. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.



D. Đi chơi ở công viên gần nhà.


Câu hỏi 171 :

Từ nào không gần nghĩa với từ du lịch?


A. Du hành



B. Du xuân



C. Du kích



D. Du ngoạn


Câu hỏi 172 :

Theo em, “thám hiểm” là gì?


A. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.



B. Đi chơi xa để xem phong cảnh.



C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.


Câu hỏi 173 :

Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”?


A. Đi được nhiều nơi sẽ giúp mở rộng tầm hiểu biết, trưởng thành hơn.



B. Đi nhanh, về nhanh, an toàn, không gặp bất kì khó khăn, trở lực nào.



C. Phải chấp nhận thử thách, thất bại thì mới có ngày thành công.


Câu hỏi 174 :

Từ “lạc quan” có những nghĩa nào dưới đây?


A. Suy nghĩ lung tung, lạc lối.



B. Luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.



C. Thường nói lan man, dài dòng.



D. Có triển vọng tốt đẹp.


Câu hỏi 176 :

Nhóm từ ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Lạc quan - Yêu đời?


A. Đi lạc, lạc đà, lạc đề.



B. Lạc hậu, lạc lõng.



C. Lạc quan, lạc nghiệp.


Câu hỏi 184 :

Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

Về cuốn sách “Gió qua rặng liễu”

Gió qua rặng liễu là câu chuyện thiếu nhi của nhà văn Mỹ Kenneth Grabam. Nội dung câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú của những con vật vô cùng đáng yêu. Trên chiếc ô tô mới của Cóc Trái Khoáy luôn phát ra tiếng kêu bíp bíp bíp và chạy bạt mạng, họ đã đi qua dòng sông, qua bờ cỏ, khu rừng, qua nơi trú ngụ của những loài thú. Biết bao câu chuyện kỳ thú, bao cảnh trí thơ mộng, kỳ ảo, tất cả cùng cuộn cuộn như một giấc mơ cổ tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê.

Chuột Chũi vốn làm việc trong một căn hầm chật chội, tăm tối. Nhưng rồi khi mùa xuân đến với sự chuyển mình của vạn vật, cậu chàng vứt bỏ tất cả để chạy ra ngoài. Cậu muốn hưởng thụ cuộc sống tươi rói, tràn ngập sinh khí sau một thời gian dài im im cách xa mọi thứ. Chuột Chũi nhanh chóng kết bạn thân cùng Chuột Nước. Chuột Nước luôn gắn bó với dòng sông, yêu con nước tha thiết, và cũng như vậy, say mê chèo thuyền hơn tất cả. Bởi thế, Chuột Nước có tính cách phóng khoáng, tốt bụng, yêu đời và luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình.

Sau khi kết thân, hai bạn cùng nhau thực hiện những hành trình thú vị. Họ đã khám phá ra ngôi nhà của Bác Lửng sống độc thân trong khu rừng hoang. Căn nhà của bác giữa khu rừng tựa thể ngọn lửa ấm áp, thơm tho giữa trập trùng tuyết lạnh khiến hai cậu Chuột mê mẩn. Nhưng rồi, những cuộc phiêu lưu đang chờ hai cậu và Bác Lửng cũng không thể nào ru rú mãi trong ngôi nhà êm ấm, khi ngoài kia, cuộc đời sống động đang chờ.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cải đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu chuyện trên nói về cuộc phiêu lưu của những nhân vật nào?


A. Chuột Chũi, Chuột Nước, Bác Lửng và Cóc trái khoáy.



B. Cây Liễu, Chuột Chũi, Chuột Nước, Bác Lửng và Cốc Trái Khoảy.



C. Chuột Chũi, Chuột Nước, Bác Lửng, Cóc trái khoáy và chiếc ô tô mới.


Câu hỏi 186 :

Dòng nào dưới đây nếu đúng tính cách của Chuột Nước?


A. Phóng khoáng, tốt bụng, yêu đời và luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình.



B. Sống khép mình, chỉ rụ rủ mãi trong ngôi nhà êm ấm.



C. Khó tính, chỉ thích ở một mình, không muốn giao thiệp với ai.


Câu hỏi 187 :

Căn nhà của Bác Lửng như thế nào?


A. Tựa thể ngọn lửa ấm áp, thơm tho giữa trập trùng tuyết lạnh



B. Là một căn hầm chật chội, tăm tối



C. Là căn nhà nhỏ bên cạnh dòng sông với những con thuyền


Câu hỏi 188 :

Điều gì khiến Chuột Chũi vứt bỏ tất cả để chạy ra khỏi căn nhà của mình?

A. Muốn thưởng thụ cuộc sống tươi rói, tràn ngập sinh khi sinh một thời gian dài im im cách xa


B. Muốn thỏa mãn đam mê chèo thuyền trên dòng sông



C. Muốn được đi trên chiếc ô tô mới luôn phát ra những tiếng píp píp và chạy bạt mạng


Câu hỏi 189 :

Câu nào dưới đây có cả hình ảnh so sánh và nhân hóa?


A. Căn nhà của Bác Lửng tựa thể ngọn lửa ấm áp, thơm tho giữa trập trùng tuyết lạnh.



B. Tất cả cùng cuộn cuộn như một giấc mơ cổ tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê.



C. Chuột Chũi nhanh chóng kết bạn thân cùng Chuột Nước.


Câu hỏi 195 :

Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

Cô giáo và hai em nhỏ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiểu ba ngôn. Càng lớn, đôi chân Nệt lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na về một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em về một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học". Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị minh lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Nết là một cô bé?


A. Thích chơi hơn thích học.



B. Có hoàn cảnh bất hạnh.



C. Yêu mến cô giáo.



D. Thương chị.


Câu hỏi 196 :

Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt?


A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.



B. Gia đình Nất khó khăn không cho bạn đến trường.



C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ



D. Nết học yếu nên không muốn đến trường.


Câu hỏi 197 :

Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?


A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.



B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.



C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nét đi học.



D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.


Câu hỏi 198 :

Cô giáo đã làm gì để giúp Nết?


A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.



B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.



C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai.



D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.


Câu hỏi 201 :

Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên?


A. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng



B. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ



C. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị



D. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh


Câu hỏi 202 :

Câu sau thuộc kiểu câu nào?

Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.


A. Ai là gì?



B. Ai làm gì?



C. Ai thế nào?



D. Không thuộc kiểu câu nào.


Câu hỏi 203 :

Chủ ngữ trong câu sau là:

Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em.


A. Năm học sau



B. các em



C. bạn ấy



D. sẽ vào cùng các em


Câu hỏi 208 :

Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

Những bông hoa tím

Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc bảng chữ đỏ khắc trên bia: “Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968”. Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.

Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.

Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:

- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!

(Trần Nhật Thu)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Mẹ Nhi dắt Nhi đi đâu?


A. Thăm cảnh đẹp của cồn cát



B. Thăm mộ cô Mai



C. Thăm trận địa bắn máy bay



D. Đi tuần trên bãi


Câu hỏi 209 :

Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người?


A. Vì mùi thơm của những bông hoa tím rất nồng.



B. Vì mùi thơm của những bông hoa tím khi nở theo gió bay về tận làng.



C. Vì mùi thơm của những bông hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận.



D. Vì mùi thơm của những bông hoa tím nhắc mọi người nhớ đến cô Mai - người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc sống hòa bình của dân làng.


Câu hỏi 210 :

sao khi đứng trước mộ của cô Mai, 1 lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi?


A. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai.



B. Vì mẹ căm giận kẻ thủ đã giết chết cô Mai.



C. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh.



D. Vì mẹ thương cô Mai, người đồng đội của mình.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK