Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Khác Trắc nghiệm Tính chất và sự chuyển thể của chất có đáp án !!

Trắc nghiệm Tính chất và sự chuyển thể của chất có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Sự biến đổi tạo ra chất mới là:

A. Tính chất vật lí

B. Tính chất hóa học

C. Cả tính chất vật lí và tính chất hóa học

D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu hỏi 2 :

Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:

A. Sự cháy, khối lượng riêng

B. Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy

C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác

D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí

Câu hỏi 3 :

Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

A. Chất khí, không màu.

B. Không mùi, không vị.

C. Tan rất ít trong nước.

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Câu hỏi 5 :

Cho các nhận xét sau đây về tính chất của sắt:

a. Đinh sắt cứng, màu xám, bị nam châm hút.

b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Câu hỏi 6 :

Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:

A. Hòa tan muối vào nước

B. Rang muối tới khô

C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp

D. Làm gia vị cho thức ăn

Câu hỏi 7 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất vật lí của chất:

A. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

B. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

C. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

D. Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu hỏi 8 :

Các đặc điểm nào dưới đây chỉ tính chất vật lí của dây đồng:

A. dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt.

B. dẻo, có vị ngọt, dễ tan trong nước.

C. cứng, chất khí, dẫn nhiệt.

D. tác dụng với oxygen khi đun nóng tạo chất rắn màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt.

Câu hỏi 9 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học của chất:

A. Đun sôi nước tự nhiên.

B. Sắt dễ bị nhiễm từ.

C. Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.

D. Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc.

Câu hỏi 13 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:

A. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, mùi hắc, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

B. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị ngọt, không hòa tan được chất khác.

C. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

D. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị mặn, không hòa tan được chất khác.

Câu hỏi 14 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của sắt (iron):

A. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

B. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

C. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém.

D. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng đen, dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt.

Câu hỏi 15 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride):

A. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.

B. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan ít trong nước.

C. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, không tan trong nước.

D. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan nhiều trong nước.

Câu hỏi 16 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose):

A. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể lỏng, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

B. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

C. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, ít tan trong nước.

D. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, không tan trong nước.

Câu hỏi 17 :

Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?

A. Cô cạn nước thành đường.

B. Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

D. Hòa tan đường vào nước.

Câu hỏi 18 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

A. Rán trứng.

B. Nướng bột làm bánh mì.

C. Làm nước đá.

D. Đốt que diêm.

Câu hỏi 20 :

Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?

A. Thể dẻo.

B. Thẻ rắn.

C. Thể khí.

D. Thể lỏng.

Câu hỏi 25 :

Hiện tượng tự nhiên nào sau không phải do hơi nước ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá vào buối sáng sớm.

B. Tạo thành mây.

C. Hạt mưa rơi xuống.

D. Giọt nước bám ở thành cốc nước lạnh.

Câu hỏi 26 :

Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là:

A. Băng tan

B. Sương mù

C. Tạo thành mây

D. Mưa tuyết

Câu hỏi 27 :

Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Nóng chảy.

B. Hoá hơi       

C. Sự sôi.

D. Bay hơi.

Câu hỏi 28 :

Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ.

B. Sự bay hơi và sự sôi.

C. Sự sôi.

D. Bay hơi.

Câu hỏi 29 :

Sự sôi là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu hỏi 30 :

Sự nóng chảy là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu hỏi 37 :

Điểm khác nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

A. sự hóa hơi xảy ra trong lòng chất lỏng; sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.

B. sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng; sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏng.

C. sự hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ sôi của chất lỏng; sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ.

D. Đáp án A và C đúng.

Câu hỏi 38 :

Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

A. đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

B. đều xảy ra ở mọi nhiệt độ.

C. đều xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng.

D. đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

Câu hỏi 39 :

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

A. Nhiệt độ nóng chảy của nến thấp hơn nhiệt độ phòng.

B. Nhiệt độ nóng chảy của nến cao hơn nhiệt độ phòng.

C. Nhiệt độ nóng chảy của nến bằng nhiệt độ phòng.

D. Không so sánh được nhiệt độ của nến với nhiệt độ phòng.

Câu hỏi 40 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

A. xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. đều xảy ra quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

C. đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu hỏi 41 :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

A. sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi; sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

B. sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự sôi xảy ra quá trình ngược lại.

C. sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự sôi xảy ra quá trình ngược lại.

D. sự sôi xảy ra tại nhiệt độ xác định, còn sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ.

Câu hỏi 42 :

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

A. sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bay hơi, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

B. sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

C. sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, còn sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể rắn.

D. sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi, còn sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

Câu hỏi 43 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

A. xảy ra ở mọi nhiệt độ.         

B. đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

C. đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

D. sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

Câu hỏi 44 :

Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

A. Mỡ lợn tan ra khi đun nóng.

B. Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.

C. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần.

D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián.

Câu hỏi 45 :

Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm.

B. Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao.

C. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây.

D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh.

Câu hỏi 46 :

Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:

A. nhiệt độ sôi

B. nhiệt độ đông đặc    

C. nhiệt độ hóa hơi       

D. nhiệt độ ngưng tụ

Câu hỏi 48 :

Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50°C.

A. Sự nóng chảy.

B. Sự ngưng tụ.

C. Sự đông đặc.

D. Sự bay hơi.

Câu hỏi 49 :

Hiện tượng tự nhiên nào say đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây

B. Lốc xoáy       

C. Gió thổi

D. Mưa rơi

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK