Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Toán học Đề thi HK2 môn Toán 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Đề thi HK2 môn Toán 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Câu hỏi 4 :

Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\). Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: 

A. Nếu a > 0 và x < 0 thì y < 0 

B. Nếu a < 0 và x < 0 thì y > 0 

C. Nếu a < 0 và x < 0 thì y < 0 

D. Nếu y < 0 và x < 0 thì a > 0 

Câu hỏi 5 :

Cho hàm số sau \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\) . Chọn câu đúng

A. Nếu a > 0 thì khi x tăng y cũng tăng 

B. Nếu a > 0 thì khi x > 0 và x tăng y cũng tăng 

C. Nếu a > 0 thì khi x giảm y cũng giảm 

D. Nếu a > 0 thì khi x < 0 và x giảm y cũng giảm 

Câu hỏi 6 :

Cho đồ thị hàm số \(y = x^2\) và \(y = 3x^2\). Tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho?

A. O(0; 0) và A(1; 1) 

B. A(1; 1) 

C. O(0; 0) 

D. O(0; 0) và B( 1; 3) 

Câu hỏi 7 :

Hãy chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc

A. Có đỉnh nằm trên đường tròn  

B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn 

C. Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn 

D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn 

Câu hỏi 8 :

Chọn khẳng định đúng. Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là 

A. Góc ở tâm 

B. Góc tạo bởi hai bán kính 

C. Góc bên ngoài đường tròn 

D. Góc bên trong đường tròn  

Câu hỏi 9 :

Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng 

A. Số đo cung lớn 

B. Số đo của góc ở tâm chắn cung đó 

C. Số đo của góc ở tâm chắn cung lớn 

D. Số đo của cung nửa đường tròn 

Câu hỏi 16 :

Đưa phương trình \(- 3x{}^2 - x(x + 2\sqrt 5 ) = 15\) về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\), chỉ ra các hệ số số a, b, c. 

A.  \(a = -3;b =1 ;c = -15\) 

B. \(a = -3;b = 1 ;c = 15\) 

C. \(a = 4;b = 2\sqrt 5 ;c = -15\) 

D. \(a = 4;b = 2\sqrt 5 ;c = 15\) 

Câu hỏi 17 :

Nghiệm của phương trình \(3 x^{2}-19 x-22=0\) là

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{17}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{22}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\) 

C. Vô nghiệm. 

D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{22}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\) 

Câu hỏi 18 :

Nghiệm của phương trình sau \(5 x^{2}-17 x+12=0\) là? 

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{12}{5} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{12}{5} \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\) 

C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\) 

D. Vô nghiệm. 

Câu hỏi 25 :

Tìm nghiệm hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x =  - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)

A. Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2 

B. Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2 

C. Hệ phương trình đã cho vô nghiệm 

D. Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2) 

Câu hỏi 26 :

Nghiệm của phương trình \(x^{2}-12 x+27=0\) là 

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=9 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-9 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\) 

C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-9 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\) 

D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=9 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\) 

Câu hỏi 27 :

Nghiệm của phương trình sau \(x^{2}-10 x+21=0\) là:

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-7 \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\) 

C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}=6 \end{array}\right.\) 

D. Phương trình vô nghiệm. 

Câu hỏi 28 :

Nghiệm của phương trình sau \(x^{2}-11 x+30=0\) là 

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}= 2 \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=6 \\ x_{2}= 5 \end{array}\right.\) 

C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-2 \\ x_{2}= 3 \end{array}\right.\)

D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}= -5 \end{array}\right.\) 

Câu hỏi 29 :

Nghiệm của phương trình sau \({x^2} + 2\sqrt 2 x + 4 = 3\left( {x + \sqrt 2 } \right)\) là: 

A. \({x_1} = 2+ \sqrt 2 ;{x_2} = 1+\sqrt 2 \) 

B. \({x_1} = 2 - \sqrt 2 ;{x_2} = 1 + \sqrt 2 \) 

C. \({x_1} = 2 +\sqrt 2 ;{x_2} = 1 - \sqrt 2 \) 

D. \({x_1} = 2 - \sqrt 2 ;{x_2} = 1 - \sqrt 2 \) 

Câu hỏi 30 :

Cho biết đường tròn (O) có dây AB > CD. Khi đó: 

A. Cung AB lớn hơn cung CD 

B. Cung AB nhỏ hơn cung CD 

C. Cung AB bằng cung CD 

D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD 

Câu hỏi 31 :

Cho biết đường tròn (O) có cung MN < cung PQ. Khi đó 

A. MN > PQ 

B. MN 

C. MN = PQ

D. PQ = 2MN 

Câu hỏi 36 :

Tính thể tích của một hình nón cụt có các bán kính đáy là bằng 4 cm và  7cm, chiều cao bằng 11 cm. 

A. \(1023\pi (c{m^3})\) 

B. \(341\pi (c{m^3})\) 

C. \(93\pi (c{m^3})\) 

D. \(314\pi (c{m^3})\) 

Câu hỏi 37 :

Nghiệm của phương trình sau \(x^{2}-24 x+70=0\) là?

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=12+\sqrt{74} \\ x_{2}=12-\sqrt{74} \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-12+\sqrt{74} \\ x_{2}=-12-\sqrt{74} \end{array}\right.\) 

C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-12+2\sqrt{74} \\ x_{2}=-12-2\sqrt{74} \end{array}\right.\) 

D. Phương trình vô nghiệm. 

Câu hỏi 38 :

Tìm m để  phương trình có nghiệm duy nhất: \(mx^2 + (4m + 2)x - 4m = 0\) 

A. Không có m thỏa mãn. 

B. m=0; m=1 

C. m=0

D. Phương trình đã cho có nghiệm duy nhất với mọi m. 

Câu hỏi 40 :

Nghiệm của phương trình sau \(6 x^{2}-13 x-48=0\) là?

A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{13+\sqrt{1321}}{6} \\ x_{2}=\frac{13-\sqrt{1321}}{6} \end{array}\right.\) 

B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{13+\sqrt{1321}}{12} \\ x_{2}=\frac{13-\sqrt{1321}}{12} \end{array}\right.\) 

C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\) 

D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\) 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK