Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 GDCD Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022 Trường THPT Hiệp Bình

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022 Trường THPT Hiệp Bình

Câu hỏi 1 :

Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào sau đây?

A. Vi phạm truyền thống văn hóa và quy định của Nhà nước

B. Vi phạm văn hóa và vi phạm pháp luật

C. Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức

D. Vi phạm truyền thống và văn hóa dân tộc

Câu hỏi 2 :

Phương án nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Làm cho cung lớn hơn cầu

B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường

C. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường

D. Gây ra hiện tượng lạm phát

Câu hỏi 3 :

Để phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?

A. Tính đạo đức, tính pháp luật và hệ quả

B. Tính truyền thống, tính nhân văn và hệ quả

C. Tính hiện đại, tính pháp luật và tính đạo đức

D. Tính đạo đức và tính nhân văn

Câu hỏi 4 :

Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?

A. Cạnh tranh trong nội bộ ngành

B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh giữa các ngành

D. Cạnh tranh giữa người bán và người mua

Câu hỏi 5 :

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?

A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan

B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế

C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản

D. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản

Câu hỏi 6 :

Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ làm theo phương án nào dưới đây?

A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác

B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa

C. Báo cho cơ quan chức năng biết

D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó

Câu hỏi 7 :

Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng

B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương

C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất

Câu hỏi 8 :

Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế

D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước

B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương

C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành

D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác

Câu hỏi 10 :

Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh gì?

A. Không lành mạnh

B. Không bình đẳng

C. Tự do

D. Không đẹp

Câu hỏi 11 :

Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?

A. Phân biệt giàu-nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống

C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên

D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng

Câu hỏi 12 :

Hoàn thành nội dung sau: Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng xuất lao động tăng làm cho .........

A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng

B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm

C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm

D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng

Câu hỏi 13 :

Điều tiết sản xuất là gì?

A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác

B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác

C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác

D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành

Câu hỏi 14 :

Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta?

A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển

B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ

C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào

Câu hỏi 15 :

Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa

D. Tạo năng suất lao động cao hơn

Câu hỏi 17 :

Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định ..........

A. Chất lượng và số lượng hàng hóa

B. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa

C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa

D. Giá cả và số lượng hàng hóa

Câu hỏi 18 :

Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán

B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa

C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán

D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả

Câu hỏi 19 :

Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa

B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận

C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận

D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận

Câu hỏi 20 :

Hoàn thành nội dung sau: Thông tin của thị trường giúp người mua ...........

A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường

B. Mua được hàng hóa mình cần

C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa

D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

Câu hỏi 22 :

Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là gì?

A. Người lao động

B. Tư liệu lao động

C. Tư liệu sản xuất

D. Nguyên liệu

Câu hỏi 23 :

Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?

A. Gửi tiền vào ngân hàng

B. Mua vàng cất vào két

C. Mua xe ô tô

D. Mua đô là Mĩ

Câu hỏi 24 :

Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là gì?

A. Đối tượng lao động

B. Tư liệu lao động

C. Tài nguyên thiên nhiên

D. Nguyên liệu

Câu hỏi 25 :

Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Câu hỏi 26 :

Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?

A. Không khí

B. Sợi để dệt vải

C. Máy cày

D. Vật liệu xây dựng

Câu hỏi 27 :

Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Câu hỏi 28 :

Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vài vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động?

A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng

B. Khả năng sử dụng

C. Nguồn gốc của vật đó

D. Giá trị của vật đó

Câu hỏi 29 :

Phát triển kinh tế là gì?

A. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm

B. Sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống

C. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững

D. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

Câu hỏi 30 :

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là ............

A. Phát triển kinh tế

B. Thúc đẩy kinh tế

C. Thay đổi kinh tế

D. Ổn định kinh tế

Câu hỏi 31 :

An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?

A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ

B. An mua vàng cất đi

C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng

D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất

Câu hỏi 32 :

Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Câu hỏi 33 :

Tiền tệ có mấy chức năng?

A. Hai chức năng

B. Ba chức năng

C. Bốn chức năng

D. Năm chức năng

Câu hỏi 34 :

Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Câu hỏi 35 :

Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?

A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa

B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa

C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch

D. Tiền dùng để cất trữ

Câu hỏi 36 :

Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm

B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế

C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần

D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe

Câu hỏi 37 :

Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để làm gì?

A. Thực hiện tốt chức năng kinh tế

B. Loại bỏ tệ nạn xã hội

C. Đảm bảo ổn định về kinh tế

D. Xóa bỏ thất nghiệp

Câu hỏi 38 :

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình nào sau đây?

A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người

B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị

C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người

D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị

Câu hỏi 39 :

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua ............

A. Giá trị trao đổi

B. Giá trị sử dụng

C. Chi phí sản xuất

D. Hao phí lao động

Câu hỏi 40 :

Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối ngoại với xã hội?

A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục

B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng

C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội

D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK