Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi

Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi

Câu hỏi 2 :

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các .............

A. Cửa hàng.

B. Cơ sở sản xuất.

C. Chủ thể kinh tế.

D. Người bán và người mua.

Câu hỏi 4 :

Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là ...........

A. Cơ sở tồn tại và phát triển.

B. Động lực phát triển.

C. Thước đo phát triển.

D. Cơ sở tồn tại.

Câu hỏi 6 :

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra.

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.

C. Thông qua trao đổi, mua bán.

D. Có giá cả xác định để trao đổi.

Câu hỏi 7 :

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động ................

A. Xã hội cần thiết.

B. Cá biệt của người sản xuất.

C. Tối thiểu của xã hội.

D. Trung bình của xã hội.

Câu hỏi 13 :

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về ................

A. Tư liệu sản xuất.

B. Cơ cấu kinh tế.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Câu hỏi 14 :

Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính ..............

A. Tất yếu chủ quan.

B. Tất yếu khách quan.

C. Bắt buộc.

D. Ngẫu nhiên.

Câu hỏi 15 :

Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng ...............

A. Giàu có và thoải mái hơn.

B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện.

C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.

D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng.

Câu hỏi 18 :

Đối tượng của cạnh tranh là ..........

A. Vị trí đứng đầu.

B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.

C. Học hỏi kinh nghiệm.

D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.

Câu hỏi 19 :

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với ...............

A. Khả năng thanh toán.

B. Khả năng sản xuất.

C. Giá cả và giá trị xác định.

D. Giá cả và thu nhập xác định.

Câu hỏi 20 :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách ...............

A. Cơ bản, hoàn thiện.

B. Đồng thời, nhanh chóng.

C. Căn bản, toàn diện.

D. Đồng loạt.

Câu hỏi 21 :

Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và ..............

A. Có quan hệ với nhau.

B. Tách biệt không liên quan tới nhau.

C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.

D. Gây khó khăn cho nhau.

Câu hỏi 22 :

Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?

A. Nguồn vốn đầu tư.

B. Quy mô sản xuất.

C. Sở hữu tư liệu sản xuất.

D. Trình độ sản xuất.

Câu hỏi 23 :

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định .............

A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

B. khả năng sản xuất của thị trường.

C. nhu cầu của thị trường.

D. giá cả và nhu cầu xác định.

Câu hỏi 24 :

Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên ...............

A. Lao động cơ khí.

B. Lao động tay chân.

C. Lao động trí óc.

D. Lao động tự động hóa.

Câu hỏi 25 :

Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Sức lao động.

B. Đối tượng lao động.

C. Tư liệu lao động.

D. Lao động.

Câu hỏi 26 :

Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.

C. Rau nhà trồng để nấu ăn.

D. Cây xanh trong công viên.

Câu hỏi 27 :

Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc .............

A. Tôn trọng lẫn nhau.

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

C. Ngang giá.

D. Phù hợp nhu cầu của nhau.

Câu hỏi 28 :

Nguyên nhân của cạnh tranh là ...............

A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.

B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.

C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.

D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.

Câu hỏi 29 :

Cạnh tranh ra đời khi ................

A. Con người biết sản xuất.

B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện.

C. Thực hiện chế độ bao cấp.

D. Xuất hiện loài người.

Câu hỏi 30 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng ...............

A. Thu hẹp sản xuất.

B. Mở rộng sản xuất.

C. Giữ nguyên sản xuất.

D. Ngừng sản xuất.

Câu hỏi 32 :

Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?

A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.

B. Do nước ta có đông dân số.

C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.

Câu hỏi 34 :

Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc.

B. Đồ ăn bán ngoài chợ.

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

D. Rau nhà trồng để ăn.

Câu hỏi 35 :

Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục ...............

A. Giá trị lao động cá biệt.

B. Giá trị của hàng hóa.

C. Nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu hỏi 37 :

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành nhiều ............

A. Hợp đồng.

B. Ưu thế về khoa học và công nghệ.

C. Ưu thế về chất lượng.

D. Lợi nhuận.

Câu hỏi 38 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng ..............

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Giữ nguyên.

D. Bằng cầu.

Câu hỏi 39 :

Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình ..............

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK