Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Văn Tám

Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Văn Tám

Câu hỏi 1 :

Ông A là giám đốc công ty H muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông ấy nên làm gì?

A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca.

B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn.

C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.

D. Đổi mới công nghệ sản xuất.

Câu hỏi 2 :

Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân góp phần phát triển kinh tế quốc gia?

A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài.

B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu hỏi 3 :

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở là thời gian lao động .................

A. Xã hội cần thiết.

B. Cá biệt của người sản xuất.

C. Tối thiểu của xã hội.

D. Trung bình của xã hội.

Câu hỏi 6 :

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với điều gì?

A. Khả năng thanh toán.

B. Khả năng sản xuất.

C. Giá cả và giá trị xác định.

D. Giá cả và thu nhập xác định.

Câu hỏi 9 :

Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình.................

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.

Câu hỏi 10 :

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về ................

A. Tư liệu sản xuất.

B. Cơ cấu kinh tế.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Câu hỏi 11 :

Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?

A. Nguồn vốn đầu tư.

B. Quy mô sản xuất.

C. Sở hữu tư liệu sản xuất.

D. Trình độ sản xuất.

Câu hỏi 13 :

Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Phân hóa giàu – nghèo.

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 16 :

Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.

C. Rau nhà trồng để nấu ăn.

D. Cây xanh trong công viên.

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Giúp có việc làm và tạo thu nhập ổn định.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Gia tăng phúc lợi xã hội.

D. Phát triển toàn diện bản thân.

Câu hỏi 18 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng ..................

A. Thu hẹp sản xuất.

B. Mở rộng sản xuất.

C. Giữ nguyên sản xuất.

D. Ngừng sản xuất.

Câu hỏi 20 :

Đối với thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của....................

A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Mong muốn chính đáng của người dân.

D. Nhu cầu đúng đắn.

Câu hỏi 21 :

Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.

B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.

D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.

Câu hỏi 22 :

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là?

A. Cơ cấu ngành kinh tế.

B. Cơ cấu vùng kinh tế.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Các yếu tố quan trọng như nhau.

Câu hỏi 23 :

Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư nhân.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 24 :

Chị H đang kinh doanh mặt hàng K nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị ấy nên làm gì?

A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác.

B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng.

C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh.

D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu.

Câu hỏi 25 :

Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi nào?

A. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu.

B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.

C. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.

D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ.

Câu hỏi 27 :

Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc.

B. Đồ ăn bán ngoài chợ.

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

D. Rau nhà trồng để ăn.

Câu hỏi 28 :

Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 29 :

Công dân cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế?

A. Học tập, rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động.

B. Tham gia vào thị trường lao động sớm không cần qua đào tạo.

C. Tìm cách làm giàu bằng mọi giá.

D. Phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 30 :

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Công cụ lao động.

B. Hệ thống bình chứa.

C. Kết cấu lao động.

D. Quan trọng như nhau.

Câu hỏi 31 :

Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là gì?

A. Cơ cấu vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu ngành kinh tế.

D. Cán cân kinh tế.

Câu hỏi 32 :

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu nào?

A. Lao động.

B. Xã hội.

C. Đời sống.

D. Công nghiệp.

Câu hỏi 34 :

Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là gì?

A. Giá trị

B. Giá cả

C. Giá trị sử dụng

D. Giá trị cá biệt

Câu hỏi 35 :

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị nào?

A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị sử dụng.

C. Giá trị lao động.

D. Giá trị cá biệt.

Câu hỏi 36 :

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?

A. Đối tượng lao động.

B. Tư liệu lao động.

C. Sức lao động.

D. Tư liệu sản xuất.

Câu hỏi 37 :

............... là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

A. Phát triển đời sống.

B. Phát triển văn hóa.

C. Phát triển xã hội.

D. Phát triển kinh tế.

Câu hỏi 38 :

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các nhân tố nào?

A. Cửa hàng.

B. Cơ sở sản xuất.

C. Chủ thể kinh tế.

D. Người bán và người mua.

Câu hỏi 39 :

Đối tượng của cạnh tranh là yếu tố nào?

A. Vị trí đứng đầu.

B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.

C. Học hỏi kinh nghiệm.

D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.

Câu hỏi 40 :

Nguyên nhân của cạnh tranh là gì?

A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.

B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.

C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.

D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK