Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Tinh thần thể dục

Trắc nghiệm bài Tinh thần thể dục

Câu hỏi 1 :

Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” là của tác giả nào?

A. Thạch Lam

B. Nguyễn Công Hoan

C. Hồ Chí Minh

D. Nam Cao

Câu hỏi 2 :

Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” đăng năm 1939 trên báo nào?

A. Đời mới

B. Tiểu thuyết thứ bảy

C. Tao đàn

D. Hà Nội báo

Câu hỏi 3 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Công Hoan?

A. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định

C. Làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

D. Làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên

Câu hỏi 4 :

Ngòi bút Nguyễn Công Hoan có sở trường và nổi tiếng nhất với thể loại, khuynh hướng nào?

A. Tiểu thuyết lãng mạn

B. Truyện ngắn lãng mạn

C. Truyện ngắn hiện thực

D. Tiểu thuyết hiện thực

Câu hỏi 5 :

Câu nào dưới đây nói về sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Công Hoan?

A. Là một trong những người đặt nền móng cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

B. Là cây bút trào phúng xuất sắc, độc đáo và giàu tính sáng tạo.

C. Toàn bộ tác phẩm của ông là bức tranh phong phú, độc đáo, sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu hỏi 6 :

Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" vạch rõ tính chất bịp bợm của thực dân Pháp khi chúng đề xướng phong trào nào?

A. Phong trào Âu hóa

B. Phong trào vui vẻ trẻ trung

C. Phong trào thể dục thể thao

D. Phong trào cải cách nông thôn

Câu hỏi 7 :

Tác giả Nguyễn Công Hoan đã dùng văn bản gì để mở đầu truyện ngắn?

A. Một tờ báo cáo

B. Một tờ "trát"

C. Một tờ công văn

D. Một tờ chỉ dụ

Câu hỏi 8 :

Dòng nào khái quát không đúng đặc điểm nội dung, nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan khi viết các đoạn 2, 3, 4 trong "Tinh thần thể dục"?

A. Lời văn có nhiều đoạn mang tính chất triết lí sâu sắc

B. Người kể chuyện hầu như nhường lời cho các nhân vật đối đáp

C. Những người dân đều tìm lí do thoái thác việc đi xem đá bóng

D. Lí trưởng vừa là kẻ sách nhiễu, vừa là nạn nhân của việc cắt cử người đi xem đá bóng.

Câu hỏi 9 :

Khó tìm được nhan đề nào khác thích hợp hơn nhan đề "Tinh thần thể dục" để thể hiện tiếng cười châm biếm của tác giả, vì sao?

A. Vì rất ngắn gọn

B. Vì rất hàm súc

C. Vì chứa đựng mâu thuẫn trào phúng

D. Vì độc đáo, chưa thấy ở tác phẩm nào.

Câu hỏi 10 :

Câu chuyện “Tinh thần thể dục” đã bộc lộ điều gì?

A. Sự quan tâm của nhà nước Pháp đối với nhân dân An Nam.

B. Sự thờ ơ, vô trách nhiệm và bù nhìn của triều đình nhà Nguyễn.

C. Bộc lộ mâu thuẫn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào này. Đó là thứ “tinh thần thể dục” bịp bợm, giả hiệu.

D. Cuộc vận động cho phong trào thể thao là thể hiện tính chất quan trọng của sức khoẻ.

Câu hỏi 11 :

Đọc “Tinh thần thể dục” ta thấy thái độ người dân với cuộc vận động này thế nào?

A. Không quan tâm vì chẳng liên quan gì đến họ.

B. Ủng hộ nhưng không tham gia, vì không có nhiều ý nghĩa đối với họ.

C. Đồng tình nhưng vì miếng cơm manh áo, họ không tham gia.

D. Coi đó là trò bịp bợm, một thứ thể thao giả hiệu.

Câu hỏi 12 :

“Tinh thần thể dục” được xem là truyện ngắn tiêu biểu cho nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Điều gì sau đây nói đúng về truyện ngắn này?

A. Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” đúng là một tấn bi hài kịch cười ra nước mắt.

B. Sau tiếng cười, tác giả cho ta thấy những cảnh đời éo le, đáng thương của người dân sống trong bóng đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến.

C. Bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy, tác giả đã tạo nên tiếng cười trào phúng châm biếm sâu cay, mang ý nghĩa phê phán mạnh mẽ.

D. Các ý trên đều đúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK