Trắc nghiệm bài Thương vợ

Câu hỏi 1 :

Bài thơ Thương vợ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn trường thiên

D. Lục bát

Câu hỏi 2 :

Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương viết bằng chữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Pháp

Câu hỏi 3 :

Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Trần Tế Xương?

A. Ông sinh năm 1870, mất năm 1907

B. Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

C. Ông là người có tài và đỗ đạt, làm chức quan to trong triều đình phong kiến.

D. Hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng.

Câu hỏi 4 :

Nội dung chính của hai câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng,/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông" là:

A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú

B. Nỗi lòng của Tú Xương

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 5 :

Nội dung chính của hai câu thơ "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,/ Có chồng hờ hững cũng như không" là:

A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú

B. Nỗi lòng của Tú Xương

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 6 :

”Thương vợ” thuộc mảng thơ:

A.Trào phúng

B. Phê phán

C. Trữ tình

D. Tả thực

Câu hỏi 7 :

Trần Tế Xương viết bài thơ “Thương vợ”, vì mục đích gì?

A. Chế giễu mình.

B. Tỏ sự đau khổ, bất lực trước đời sống khó khăn của gia đình.

C. Thể hiện sự yêu thương, quý trọng, cảm thông, chia sẻ của ông đối với vợ, đồng thời bộc lộ tâm sự của mình.

D. Nói lên sự vô tích sự của mình và đề cao người vợ “chịu thương chịu khó”.

Câu hỏi 8 :

Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu luận "Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công" trong bài Thương vợ?

A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.

B. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.

C. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.

D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.

Câu hỏi 9 :

Đáp án nào không phải là giá trị nội dung bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

A. Thương vợ là bài thơ tâm sự của nhà thơ

B. Thương vợ là một bài thơ thế sự

C. Thương vợ là bài thơ chan chứa niềm yêu thương nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo

D. Trong Thương vợ, Tú Xương nói lên sự vô tích sự của mình và đề cao người vợ "chịu thương chịu khó"

Câu hỏi 10 :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ là:

A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

C. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 11 :

Lời "chửi" ở hai câu thơ cuối là lời của ai?

A. Bà Tú

B. Con bà Tú

C. Ông Tú

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 13 :

Công việc của bà Tú là:

A. Buôn bán

B. Dệt vải

C. Làm ruộng

D. Đánh cá

Câu hỏi 14 :

Trong câu thơ thứ hai trong bài Thương vợ của Tú Xương, tác giả đã tự họa mình là con người:

A. Hèn nhát và ích kỉ.

B. Chăm chỉ và chịu khó làm ăn.

C. Tầm thường và vô tích sự.

D. Biết chia sẻ và giúp đỡ vợ con.

Câu hỏi 15 :

Bà Tú phải làm việc trong những khoảng thời gian nào?

A. Theo ngày

B. Theo tháng

C. Theo mùa

D. Quanh năm

Câu hỏi 16 :

Địa điểm bà Tú thường buôn bán là:

A. Trên thuyền

B. Chợ

C. Mom sông

D. Cổng làng

Câu hỏi 17 :

Câu thơ "Nuôi đủ năm con với một chồng" thể hiện:

A. Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai người vợ, người mẹ

B. Ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn, đông con, người chồng đang phải để vợ nuôi

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 18 :

Hai câu luận trong bài Thương vợ của Tú Xương sử dụng kiểu ngôn ngữ:

A. Đối thoại.

B. Độc thoại

C. Độc thoại nội tâm.

D. Tự sự.

Câu hỏi 19 :

Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?

A. Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng

B. Sự vất vả, lận đận của mình

C. Những người nông dân nghèo khổ

D. Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

Câu hỏi 20 :

Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào được sử dụng trong hai câu thực?

A. Ẩn dụ

B. Đảo ngữ

C. Phép đối

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 21 :

Từ "nợ" trong tác phẩm được hiểu là:

A. Quan hệ vợ chồng do trời định sẵn

B. Gánh nặng phải chịu.

C. Kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu

D. Thôi dành do phận

Câu hỏi 22 :

Hai câu luận trong “Thương vợ” đã sử dụng sáng tạo:

A. Thành ngữ "năm nắng mười mưa" và "một duyên hai nợ"

B. Tục ngữ "năm nắng mười mưa" và "một duyên hai nợ"

C. Ca dao "năm nắng mười mưa" và "một duyên hai nợ"

D. Danh ngôn "năm nắng mười mưa" và "một duyên hai nợ"

Câu hỏi 23 :

Ý nghĩa lời "chửi" ở hai câu thơ cuối là gì?

A. Bà Tú trách "có chồng cũng như không"

B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.

C. "Chửi" thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ xã hội xưa

D. Đáp án B và C

Câu hỏi 25 :

Tình cảm thật của Tú Xương dành cho bà Tú gửi gắm đằng sau câu chữ của câu kết là:

A. Tình yêu tha thiết đối với vợ của nhà thơ.

B. Sự cảm phục đối với vợ của nhà thơ.

C. Tình thương sâu nặng đối với vợ của nhà thơ.

D. Sự kính trọng đối với vợ của nhà thơ.

Câu hỏi 26 :

Câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

A. Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

B. Con cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

C. Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

D. Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Câu hỏi 27 :

Nghĩa của từ "hờ hững" trong câu "Có chồng hờ hững cũng như không" là:

A. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải.

B. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý.

C. (Làm việc gì) chỉ vừa đến mức được cái vẻ như đã làm.

D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.

Câu hỏi 28 :

Giá trị nội dung của bài thơ “Thương vợ” thể hiện rõ nét nhất là:

A. Đề cao hình ảnh người phụ nữ trong xã hội và những bất công mà họ đã hứng chịu.

B. Bài thơ là nỗi niềm của những người chồng quanh năm sống nhờ vả vào sự tần tảo, vất vả đáng thương của những người vợ.

C. Sự cảm thông chia sẻ với những khó khăn vất vả của người phụ nữ và thể hiện thái độ trân trọng đối với những hy sinh của họ cho gia đình và xã hội.

D. Phản ánh một cách đầy đủ gia cảnh của Tú Xương, xuất phát từ sự thất thế của lớp nhà Nho cuối mùa.

Câu hỏi 29 :

Dòng nào không phải là nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu luận trong bài Thương vợ của Tú Xương?

A. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

B. Vận dụng thành ngữ dân gian.

C. Dùng điển tích, điển cố.

D. Sử dụng phép đối.

Câu hỏi 30 :

Điểm khác biệt giữa Trần Tế Xương với các nhà thơ khác thời phong kiến là gì?

A. Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn có văn tế, phú và câu đối.

B. Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài về người vợ đang sống của mình, bao gồm thơ, văn tế, câu đối.

C.Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát.

D. Trần Tế Xương sáng tác không chỉ để thể hiện tình cảm của mình với dân, với nước, với đời mà còn vì tấm lòng trân trọng với những giá trị của cuộc sống.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK