Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 24 (có đáp án) Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền (Phần 2) !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 24 (có đáp án) Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền...

Câu hỏi 3 :

Sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

A. thành lập “Nha bình dân học vụ”

B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”

C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”

D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước

Câu hỏi 4 :

Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói?

A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.

B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.

C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều.

D. Lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu.

Câu hỏi 5 :

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ ta đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói trước mắt?

A. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo.

B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.

C. Lập hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức "Ngày đồng tâm".

D. Cải tiến kĩ thuật gieo trồng.

Câu hỏi 6 :

Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách quốc gia, Chính phủ cách mạng đã phát động phong trào nào?

A. "Ngày đồng tâm"

B. "Tuần lễ vàng"

C. "Hũ gạo cứu đói"

D. "Nhường cơm, xẻ áo"

Câu hỏi 7 :

Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

A. Hũ gạo cứu đói

B. ty bình dân học vụ

C. nha bình dân học vụ

D. cơ quan Giáo dục quốc gia

Câu hỏi 8 :

Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào là quan trọng nhất?

A. Lập hũ gạo tiết kiệm

B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói

C. Tăng gia sản xuất

D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ

Câu hỏi 10 :

Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ

B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng

C. Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai

D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ

Câu hỏi 11 :

Đâu không phải là nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?

A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp

B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp

C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận về việc để quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay Trung Hoa Dân Quốc

D. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức

Câu hỏi 12 :

Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có tác động như thế nào đến quân Trung Hoa Dân Quốc?

A. Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam

B. Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc

C. Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp

D. Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc

Câu hỏi 13 :

Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Chính quyền cách mạng non trẻ

B. Kinh tế- tài chính kiệt quệ

C. Văn hóa lạc hậu

D. Ngoại xâm và nội phản

Câu hỏi 14 :

Vì sao sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam lại rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Cùng lúc đối phó với nhiều thế lực thù địch

B. Việt Nam vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận

C. Cùng lúc đối phó với nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực

D. Ngân sách tài chính của Việt Nam hầu như trống rỗng

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là gì?

A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương

B. Do Trung Hoa Dân Quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất giá

C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới

D. Chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc

Câu hỏi 16 :

Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là:

A. Pháp

B. Anh

C. Trung Hoa Dân Quốc

D. 

Câu hỏi 17 :

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với Trung Hoa Dân Quốc?

A. Tạm thời hòa hoãn

B. Đấu tranh vũ trang

C. Đấu tranh chính trị

D. Đấu tranh ngoại giao

Câu hỏi 18 :

Đâu không phải biện pháp của chính phủ Việt Nam đối với Trung Hoa Dân Quốc từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?

A. Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách một số ghế trong quốc hội và chính phủ

B. Nhận cung cấp một phần lương thực

C. Cho phép lưu hành tiền quan kim, quốc tệ

D. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK