Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Địa lý Đề ôn tập hè môn Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Lê Lợi

Đề ôn tập hè môn Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Lê Lợi

Câu hỏi 1 :

Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

D. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ.

Câu hỏi 2 :

Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm gì?

A. phân bố thành vùng.

B. phân bố theo luồng di chuyển.

C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. phân bố phân tán lẻ tẻ.

Câu hỏi 3 :

Cách đọc bản đồ đúng là gì?

A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.

B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.

C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. Đọc bảng chú giải.

Câu hỏi 4 :

Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

A. Múi giờ số 0

B. Múi giờ số 6

C. Múi giờ số 12

D. Múi giờ số 18

Câu hỏi 5 :

Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm là gì?

A. Vòng cực

B. Vùng nội chí tuyến

C. Chí tuyến Bắc và Nam

D. Vùng ngoại chí tuyến

Câu hỏi 6 :

Vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm gì?

A. là những chất khí có tính phóng xạ cao.

B. là những phi kim loại có tính cơ động cao.

C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

D. là những kim loại nặng, nhân ngoài vật chất lỏng, nhân trong vật chất rắn.

Câu hỏi 7 :

Hệ quả của hiện tượng đứt gãy là gì?

A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

B. hình thành núi lửa, động đất.

C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.

D. làm xuất hiện các dãy núi.

Câu hỏi 8 :

Các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phong hóa là gì?

A. Gió, bão, con người

B. Núi lửa, sóng thần, xói mòn

C. Nhiệt độ, nước, sinh vật

D. Thổ nhưỡng, sinh vật, sông ngòi

Câu hỏi 9 :

Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là gì?

A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.

B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng Trái Đất.

D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu hỏi 10 :

Gió Mậu dịch có hướng gì?

A. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

B. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

C. tây nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

D. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

Câu hỏi 11 :

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng nào?

A. vùng Xích đạo

B. vùng chí tuyến

C. vùng ôn đới

D. vùng cực

Câu hỏi 12 :

Dao động thủy triều nhỏ nhất khi nào?

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Câu hỏi 13 :

Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là gì?

A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.

B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.

D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

Câu hỏi 14 :

Nhân tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật thông qua nhân tố nào?

A. Đặc tính lí, hóa của đất.

B. Tầng đất mỏng hay dày.

C. Màu sắc của đất.

D. Kích thước hạt đất và độ mềm, cứng.

Câu hỏi 15 :

Trên dãy Cap-ca, thảm thực vật rừng sồi (lá rộng) thích hợp phân bố ở trên loại đất nào?

A. Đất đỏ cận nhiệt

B. Đất nâu

C. Đất Pốtdôn

D. Đất đồng cỏ

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì?

A. Lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.

B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.

C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.

Câu hỏi 17 :

Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là gì?

A. Sự phân bố của các vành đai nhiệt theo độ cao.

B. Sự phân bố của các vành đai khí áp theo độ cao.

C. Sự phân bố của các vành đai khí hậu theo độ cao.

D. Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu hỏi 18 :

Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là gì?

A. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao.

B. Tỉ trọng ngành nông - lâm – ngư nghiệp còn tương đối lớn.

C. Tỉ trọng các ngành tương đương nhau.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cao nhất.

Câu hỏi 19 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là hình thức nào?

A. Trang trại.

B. Hợp tác xã.

C. Hộ gia đình.

D. Vùng nông nghiệp.

Câu hỏi 21 :

Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò gì?

A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn.

B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt.

D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.

Câu hỏi 22 :

Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp nào?

A. Có tính tập trung cao độ.

B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.

C. Cần nhiều lao động.

D. Phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu hỏi 23 :

Quốc gia và khu vực nào đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. ASEAN, Ca-na-da ,Ấn Độ.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.  

D. Hoa Kì, Trung Quốc ,Nam Phi.

Câu hỏi 24 :

Ý nào không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung ?

A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

B. Đồng nhất với một điểm dân cư.

C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.

D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu.

Câu hỏi 25 :

Ngành dịch vụ nào không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Giao thông vận tải

B. Tài chính

C. Bảo hiểm

D. Các hoạt động đoàn thể

Câu hỏi 26 :

Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay có tên gì?

A. Von-ga, Rai-nơ

B. Rai-nơ, Đa - nuýp

C. Đa-nuýp, Von-ga

D. Von-ga, I-ê-nit-xây

Câu hỏi 27 :

Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động của các phương tiện vận tải hàng không?

A. Địa hình.

B. Khí hậu, thời tiết.

C. Sông ngòi.

D. Vị trí địa lí.

Câu hỏi 28 :

Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là gì?

A. Xuất siêu.

B. Nhập siêu.

C. Cán cân xuất nhập dương.  

D. Cán cân xuất nhập khẩu bằng 0.

Câu hỏi 29 :

Việc phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên đất, nước,khí hậu, sinh vật, khoáng sản là sự phân loại dựa vào yếu tố nào?

A. Thuộc tính tự nhiên.

B. Công dụng kinh tế.

C. Khả năng hao kiệt.

D. Sự phân loại của các ngành sản xuất.

Câu hỏi 30 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến tài nguyên rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng và hiện tượng hoang hoá ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển là:

A. Con người đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi, lấy lâm sản xuất khẩu…

B. Hoạt động phát triển du lịch sinh thái.

C. Các thiên tai mưa lũ, sạt lở đất.

D. Hoạt động khoanh nuôi, trồng mới rừng.

Câu hỏi 31 :

Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng:

A. các mũi tên dài – ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.

B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.

C. các mũi tên có đường nét khác nhau.

D. các mũi tên chỉ nhiều hướng khác nhau.

Câu hỏi 33 :

Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao lâu?

A. Một ngày đêm

B. Một năm

C. Một mùa

D. Một tháng

Câu hỏi 34 :

Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc lần lượt là:

A. 22/12; 23/9; 22/6; 21/3

B. 21/3; 22/6; 23/9; 22/12

C. 22/6; 23/9; 22/12; 21/3

D. 23/9; 22/12; 21/3; 22/6

Câu hỏi 35 :

Đặc điểm nào không đúng với lớp Manti trên?

A. Ở trạng thái quánh dẻo.

B. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.

C. Ở trạng thái rắn.

D. Rất đậm đặc.

Câu hỏi 36 :

Hiện tượng nào không phải do tác động của nội lực?

A. Nâng lên hạ xuống

B. Đứt gãy

C. Uốn nếp

D. Bồi tụ

Câu hỏi 37 :

Bồi tụ được hiểu là quá trình gì?

A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ

B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp

C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất

D. Tạo ra các mỏ khoáng sản

Câu hỏi 38 :

Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây các lục địa do đâu?

A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.

B. đặc điểm bề mặt đệm ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.

C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của tia bức xạ mặt trời khác nhau.

D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu hỏi 39 :

Các vùng trên bền mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là gì?

A. vùng Xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.

B. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

C. vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.

D. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Câu hỏi 40 :

Nguyên nhân hình thành thủy triều là do

A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

B. trọng lực của Trái Đất

C. sóng ngầm dưới đáy đại dương

D. gió biển

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK