Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề ôn tập hè môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường THPT Võ Thị Sáu

Đề ôn tập hè môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường THPT Võ Thị Sáu

Câu hỏi 2 :

Điểm tích cực giống nhau, tương đồng nhất của hai trật tự lớn trong lịch sử thế giới Trật tự hai cực Ianta và hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là?

A. Làm bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. Làm gia tăng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

C. Có sự phân chia giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Được hình thành từ thỏa thuận của các cường quốc thắng trận.

Câu hỏi 3 :

Thoả thuận tại Hội nghị Pốtxdam (17/7 đến ngày 2/8/1945) về nước Đức như thế nào? 

A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

B. Nước Đức phải chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của Quân đội Đồng minh trên đất nước mình.

C. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và trung lập.

Câu hỏi 4 :

Hệ quả trong quan hệ quốc tế từ hội nghị Ianta với những quyết định quan trọng dẫn đến là? 

A. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập.

B. Một trật tự thế giới mới được hình thành, gọi là trật tự hai cực Ianta.

C. Chủ nghĩa phát xít ở Đức và Nhật Bản bị tiêu diệt tận gốc.

D. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Câu hỏi 5 :

Ý nào dưới đây phản ánh không đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là? 

A. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới

B. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ

C. Các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang

D. Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện đe doa đến nền an ninh của các quốc gia

Câu hỏi 6 :

 Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới?

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc.

D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu hỏi 7 :

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta hệ quả sâu xa của những quyết định này là gì? 

A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô

B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc

C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc 

D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu

Câu hỏi 8 :

Đảng và Chính phủ Việt Nam nhiều năm luôn sử dụng chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông không phải là lý do nào dưới đây?

A. Do xu thế phát triển chung của thế giới là giải quyết hòa bình các tranh chấp

B. Do thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam

C. Do Việt Nam đã phải trải qua một thời kì chiến tranh kéo dài, tổn thất nặng nề

D. Do sự chi phối, ảnh hưởng từ phía Trung Quốc

Câu hỏi 9 :

Trật tự hai cực Ianta so với trật tự Vécxai – Oasinhtơn có điểm khác nhau nằm ở chỗ? 

A. Được hình thành sau chiến tranh thế giới.

B.  Đem lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận.

C. Hình thành thông qua thỏa thuận giữa các cường quốc thắng trận.

D. Có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 10 :

Ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì để có thể mau chóng kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương?

A. Sử dụng bom nguyên từ để tiêu diệt phát xít Nhật.

B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.

C. Tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật

D. Tất cả các mục đích trên.

Câu hỏi 11 :

Vì sao Bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc? 

A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

B. Nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

C. Quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.

D. Là cơ sở pháp lý để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.

Câu hỏi 12 :

Hãy chỉ ra đáp án không đúng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.     

C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu hỏi 13 :

Hội đồng Bảo an khi muốn thông qua các quyết định cần phải đảm bảo những điều kiện gì? 

A. Đạt 9/15 phiếu và sự nhất trí của đa số các ủy viên thường trực.

B. Đạt 11/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực

C. Đạt 10/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực

D. Đạt 9/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực

Câu hỏi 14 :

Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh). Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?

A.  Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh

B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh

C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc

D. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu

Câu hỏi 16 :

Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1955 đến nửa đầu những năm 70?

A.  Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.

B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ở châu Âu.

C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.

D. Liên Xô là một nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Câu hỏi 17 :

Bước sang những năm 80 của thế kỉ hai mươi tình hình kinh tế của Liên Xô như thế nào?

A. Phát triển tương đối ổn định.

B. Sản xuất công nghiệp kém phát triển.

C. Mức sống của nhân dân giảm sút

D. Sản xuất trì trệ, lương thực, thực phẩm phải nhập từ phương Tây

Câu hỏi 18 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong bối cảnh như thế nào? 

A. Thu được nhiều chiến phí.

B. Chiếm được nhiều thuộc địa.

C. Bị tổn thất nặng nề sau chiến tranh.

D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.

Câu hỏi 20 :

Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1994 trở đi là?

A. Cộng hòa Liên Bang

B. Cộng hòa Tổng thống

C. Tổng thống Liên Bang

D. Quân chủ lập hiến

Câu hỏi 21 :

Vì sao đường lối lãnh đạo chủ quan, quan liêu, bao cấp nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô?

A. Thủ tiêu sự cạnh tranh, động lực phát triển, khiến đất nước trì trệ

B. Không phù hợp với một nền kinh tế phát triển theo chiều rộng

C.  Tạo ra cái cớ để các thế lực thù địch chống phá

D.  Không phù hợp với mô hình kinh tế XHCN

Câu hỏi 22 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật là gì? 

A. Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.

B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật Liên Xô.

C. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

D.  Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân.

Câu hỏi 23 :

Ý nào không phải là khó khăn lớn nhất của Liên Xô khi bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950)?

A. Mỹ và các nước tư bản phương Tây tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế, chạy đua vũ trang, buộc Liên Xô phải củng cố quốc phòng.

B. Liên Xô bị tổn thất nặng nề về người và của trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Đời sống của nhân dân khó khăn.

D.  Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề.

Câu hỏi 25 :

Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động gì đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước theo chế độ CNXH nhất là Việt Nam? 

A. Được ủng hộ và cách mạng phát triển mạnh mẽ.

B. Được ủng hộ và hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Được ủng hộ và hoàn thành cuộc cách mạng tư sản dân quyền.

D. Được ủng hộ và đánh bại Mĩ – Chính quyền Sài Gòn để thống nhất đất nước.

Câu hỏi 26 :

Vệ tinh nhân tạo được Liên Xô phóng thành công ngày 4 tháng 10 năm 1957 có tên gọi là?

A. Thần Châu. 

B. Spút-nhích.

C. Phương Đông.

D. Sa-i-uz 37.

Câu hỏi 27 :

Đường lối cải tổ đất nước tập trung vào việc: “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng ở Liên Xô được thực hiện từ khi nào ? Do ai đề xướng ?

A. Tháng 5/1983, do B. Ensin đề xướng.

B. Tháng 3/1984, do Anđrôpốp đề xướng.

C. Tháng 5/1985, do Trécnencô đề xướng.

D. Tháng 3/1985, do M. Goócbachốp đề xướng.

Câu hỏi 28 :

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, theo quyết định của hội nghị Ianta Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì?

A. Xâm lược các nước này.

B. Tiêu diệt phát xít Đức, trả thù món nợ ở Liên Xô.

C. Giúp nhân dân các nước này tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

D. Giúp nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chê độ dân chủ nhân dân

Câu hỏi 29 :

 Công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đã mắc phải thiếu sót nào trầm trọng nhất? 

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Tập thể hoá nông nghiệp.

C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

D. Dập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình có nhiều khác biệt.

Câu hỏi 30 :

Bài học kinh nghiệm nào Đảng và nhà nước Việt Nam ta cần rút ra từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô là gì? 

A. Thực hiện đường lối trung lập.

B. Thực hiện đa nguyên đa đảng.

C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Câu hỏi 31 :

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?

A. Chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế- xã hội tồn tại lâu dài

Câu hỏi 32 :

Nhân vật nào dưới đây là tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là?

A. M. Goócbachốp.

B. B. Yeltsin.

C. V. Putin.

D. D. Medvedev.

Câu hỏi 33 :

Kết quả ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ 20) là?

A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép

B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh

C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%.

D. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới.

Câu hỏi 34 :

Tháng 4 - 1917 Vladimir Ilyich Lenin đề ra phương hướng chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga trong văn kiện nào? 

A. Chính sách cộng sản thời chiến.

B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Chính sách kinh tế mới (NEP).

D. Luận cương tháng Tư.

Câu hỏi 35 :

Nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1954 đến nửa đầu những năm 70 đã được công nhận là nền kinh tế?

A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.

B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ở châu Âu.

C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.

D. Liên Xô là một nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Câu hỏi 36 :

Thiếu sót trầm trọng của SEV trong nhiều năm hoạt động là gì? 

A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.

C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.

D. “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

Câu hỏi 37 :

Đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Liên Xô đã đạt thế cân bằng về lĩnh vực nào so với phương Tây? 

A. Đạt thế cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây.

B. Đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây.

C. Đạt thế cân bằng sức mạnh về tài chính so với Mĩ và các nước phương Tây.

D. Đạt thế cân bằng về chinh phục vũ trụ so với Mĩ và các nước phương Tây.

Câu hỏi 38 :

Đất nước của triệu người khất thực là tên gọi của nước nào sau chiến tranh thế giới?

A. Cộng hòa Dân chủ Đức.

B. Tiệp Khắc.

C. Ru-ma-ni.

D. Hung-ga-ri

Câu hỏi 40 :

Chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ

B.  Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ

C.  Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ

D. Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK