Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Liên minh Châu Âu (EU) (Có đáp án) !!

Liên minh Châu Âu (EU) (Có đáp án) !!

Câu hỏi 1 :

Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?

A. Liên minh châu Âu (EU) 

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 

C. Liên hợp quốc 

D. Cộng đồng châu Âu (EC)

Câu hỏi 2 :

Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh về

A. Văn hóa - kinh tế. 

B. Chính trị - kinh tế. 

C. Quân sự - kinh tế. 

D. Quân sự - chính trị.

Câu hỏi 3 :

Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?

A. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan 

B. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bồ Đào Nha- Italia- Hà Lan 

C. Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan 

D. Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan- Hi Lạp

Câu hỏi 5 :

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

A. Hiệp ước Rôma 

B. Hiệp ước Maxtrích 

C. Định ước Henxinki 

D. Hiệp ước Lisbon

Câu hỏi 6 :

Cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU)?

A. Hội đồng Quản thác. 

B. Hội đồng Bộ trưởng. 

C. Hội đồng châu Âu. 

D. Tòa án châu Âu.

Câu hỏi 7 :

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên 

B. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành 

C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời 

D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành

Câu hỏi 8 :

Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu. 

B. Cộng đồng than, thép châu Âu. 

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. 

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

Câu hỏi 9 :

Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?

A. Mở rộng thị trường 

B. Tranh thủ được nguồn vốn, nhân lực, khoa học- kĩ thuật… 

C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn 

D. Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế- chính trị cùng phát triển

Câu hỏi 10 :

Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?

A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. 

B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật 

C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. 

D. Phát hành đồng tiền chung.

Câu hỏi 11 :

Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường?

A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979) 

B. 7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước (1995) 

C. Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002) 

D. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)

Câu hỏi 12 :

Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

A. Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta 

B. Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế 

C. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực 

D. Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng từ trước 

B. Để cùng nhau phát triển kinh tế 

C. Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ 

D. Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị và giải quyết những vấn đề bất đồng

Câu hỏi 14 :

Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ 

B. Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài 

C. Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, nhiều nước cố gắng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại 

D. Ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và xâm lược trở lại thuộc địa của mình

Câu hỏi 15 :

Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị 

B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật 

C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật 

D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị

Câu hỏi 16 :

Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?

A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị 

B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật 

C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật 

D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử

Câu hỏi 17 :

Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân 

B. Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực 

C. Đều nhằm mục đích hợp tác phát triển kinh tế. 

D. Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn

Câu hỏi 18 :

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp 

B. Anh rời khỏi EU 

C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu 

D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Câu hỏi 19 :

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu đẩy mạnh liên kết nhằm

A. Cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. 

B. Thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 

C. Thành lập Nhà nước chung châu Âu. 

D. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu EU?

A. Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển. 

B. Hợp tác liên kết nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. 

C. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa. 

D. Liên kết với nhau để trở thành trung tâm đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 21 :

Điểm khác biệt nổi bật nhất của Liên minh châu Âu (EU) với các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới là

A. Đề ra những nguyên tắc căn bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. 

B. Có quá trình “nhất thể hóa” cao độ về chính trị, kinh tế, tài chính. 

C. Chỉ những nước công nghiệp phát triển (G20) mới được kết nạp. 

D. Kết nạp rộng rãi các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.

Câu hỏi 22 :

Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?

A. Tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật. 

B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản. 

C. Phát hành và sử dụng đồng EURO. 

D. Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên.

Câu hỏi 23 :

Nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh" vì:

A. Số lượng thành viên nhiều 

B. Chiếm 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới 

C. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới 

D. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị

Câu hỏi 24 :

Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào

A. Năm 1989. 

B. Năm 1990. 

C. Năm 1995. 

D. Năm 1996.

Câu hỏi 25 :

Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?

A. Thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo trên cơ sở đảm bảo được nhiều quyền lợi nhất trong các vấn đề quốc tế. 

B. Vẫn thi hành chính sách đồng minh tin cậy của Mĩ nhất là trong các vấn đề gây chiến tại các khu vực trên thế giới. 

C. Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới, mở rộng mối quan hệ hợp tác. 

D. Hòa bình và trung lập tích cực.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK