Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 Trường THCS Phan Huy Chú

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 Trường THCS Phan Huy Chú

Câu hỏi 1 :

Trong thế kỉ XVI-XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật?  

A. Khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

D. Sự xâm nhập của thực dân phương Tây

Câu hỏi 2 :

Ai là người đã xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng trong thế kỉ XVI?

A. Nguyễn Kim

B. Nguyễn Hoàng

C. Nguyễn Uông

D. Nguyễn Ánh

Câu hỏi 3 :

Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là gì?  

A. Khâm đại Việt sử thông giám cương mục

B. Đại Nam thực lục

C. Lịch triều hiến chương loại chí

D. Sơ học bị khảo

Câu hỏi 4 :

Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?  

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Phạn

Câu hỏi 5 :

Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833-1835 do ai lãnh đạo?  

A. Lê Duy Mật

B. Nông Văn Vân

C. Lê Văn Khôi

D. Cao Bá Quát

Câu hỏi 6 :

Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật?

A. Chính quyền phong kiến suy sụp

B. Vua Lê giành lại được thực quyền

C. Chính quyền phong kiến được củng cố

D. Chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước

Câu hỏi 7 :

Ai là người đã xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng trong thế kỉ XVI?

A. Nguyễn Kim

B. Nguyễn Hoàng

C. Nguyễn Uông

D. Nguyễn Ánh

Câu hỏi 8 :

Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?  

A. Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tạo điều kiện để thống nhất đất nước

B. Lật đổ chúa Trịnh và chúa Nguyễn, tạo điều kiện để thống nhất đất nước

C. Lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

D. Lật đổ các thế lực phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước

Câu hỏi 9 :

Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?  

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Phạn

Câu hỏi 11 :

Năm 1806 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam?

A. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế

B. Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân

C. Quang Trung qua đời

D. Nguyễn Ánh bắt giết Quang Toản

Câu hỏi 12 :

Vua Quang Trung đã chọn khu vực nào làm nơi đóng đô sau khi đánh bại giặc ngoại xâm?

A. Bình Định

B. Thăng Long

C. Phú Xuân

D. Gia Định

Câu hỏi 13 :

“Chiếu khuyến nông” được ban hành để giải quyết vấn đề gì?

A. Tư hữu ruộng đất

B. Khai hoang, mở cõi

C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong

D. Thiên tai, mất mùa

Câu hỏi 14 :

Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831-1832 được phân chia như thế nào?

A. Chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

B. Chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh

C. Chia làm hai miền Bắc và Nam

D. Chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc

Câu hỏi 15 :

Đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là gì?

A. đối đầu gay gắt

B. mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền

C. mâu thuẫn sâu sắc

D. tuyệt giao hoàn toàn

Câu hỏi 16 :

Ai là người chỉ huy 29 vạn quân Thanh tiến vào xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788?

A. Sầm Nghi Đống

B. Tôn Sĩ Nghị

C. Thoát Hoan

D. Ô Mã Nhi

Câu hỏi 17 :

“Đường trời mở rộng thênh thênh Ta đây cũng một triều đình kém ai” 

A. Vũ Văn Nhậm

B. Nguyễn Hữu Chỉnh

C. Trương Phúc Loan

D. Ngô Thì Nhậm

Câu hỏi 18 :

Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chúa Nguyễn?

A. Lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước

B. Phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn

C. Liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn

D. Phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân

Câu hỏi 19 :

Ai là người tự xưng là “quốc phó”, lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?

A. Mai Thúc Loan

B. Trương Phúc Loan

C. Nguyễn Hữu Chỉnh

D. Vũ Văn Nhậm

Câu hỏi 20 :

“Chiều chiều én liệng Truông Mây, Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”

A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát

C. Khởi nghĩa chàng Lía

D. Khởi nghĩa Tây Sơn

Câu hỏi 21 :

Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?

A. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, lấn át kinh tế tiểu nông

B. Nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa

C. Kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực

D. Nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh

Câu hỏi 22 :

Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

C. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Câu hỏi 23 :

“Mười lăm năm đức chính có chi! Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh 

A. Gia Long

B. Thiệu Trị

C. Minh Mạng

D. Tự Đức

Câu hỏi 24 :

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào?  

A. Thái Bình

B. Nam Định

C. Hải Dương

D. Quảng Yên

Câu hỏi 25 :

Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?  

A. Địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất

B. Tệ tham quan ô lại

C. Chiến tranh Nam – Bắc triều

D. Thiên tai, mất mùa

Câu hỏi 26 :

Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn không để lại hậu quả nào sau đây?

A. Nền sản xuất đình trệ

B. Khối đoàn kết dân tộc rạn nứt

C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

D. Lật đổ nhà Nguyễn, thiết lập một vương triều mới

Câu hỏi 27 :

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?  

A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn

B. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân

C. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng

D. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn

Câu hỏi 28 :

Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?

A. Nguyễn Tri Phương

B. Phan Thanh Giản

C. Nguyễn Công Trứ

D. Hoàng Diệu

Câu hỏi 29 :

“Oai oái như phủ Khoái xin cơm” Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?

A. Chế độ thuế khóa nặng nề ở phủ Khoái

B. Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái

C. Tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán

D. Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái

Câu hỏi 30 :

Dưới thời vua Quang Trung, loại chữ nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước?

A. Chữ Hán

B. Chữ Quốc ngữ

C. Chữ Nôm

D. Chữ Pháp

Câu hỏi 31 :

Trước khi đem quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh?

A. Tổ chức cuộc duyệt binh ở Nghệ An

B. Ra lời hiểu dụ tướng sĩ

C. Tuyển thêm quân sĩ

D. Lên ngôi hoàng đế

Câu hỏi 32 :

Sau khi đánh tan quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn đã tính đến việc

A. phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy

B. tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài

C. tiêu diệt họ Lê ở Đàng Ngoài

D. tiêu diệt tàn quân của Nguyễn Ánh

Câu hỏi 33 :

Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta có diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?

A. Chính sách trọng thương của nhà nước

B. Thị trường dân tộc thống nhất

C. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh

D. Nông nghiệp phát triển

Câu hỏi 34 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?  

A. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50

B. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia

C. Đều bị triều đình dập tắt

D. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ

Câu hỏi 35 :

Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì?  

A. Phản ánh xã hội đương thời, sự thay đổi tâm tư, nguyện vọng của con người

B. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm

C. Tố cáo chiến tranh phong kiến

D. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến

Câu hỏi 37 :

Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?  

A. Sự hùng mạnh của quân đội triều đình

B. Mang tính tự phát, thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

C. Triều đình Nguyễn câu kết với thực dân Pháp để đàn áp

D. Triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc

Câu hỏi 38 :

Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh?

A. Đối đầu gay gắt

B. Không có quan hệ gì

C. Thần phục

D. Không ổn định lúc đối đầu, lúc hòa dịu

Câu hỏi 39 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?

A. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

B. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ

C. Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng

D. Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển

Câu hỏi 40 :

Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì?

A. Tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược.

B. Bảo vệ đất nước trước hiểm hoại ngoại xâm.

C. Loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa.

D. Tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK