Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Thị Giang

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Thị Giang

Câu hỏi 1 :

Anh B (có vợ, 2 con nhỏ, bố mẹ già), anh C (không phải nuôi ai) làm việc cùng công ty với mức lương 10 triệu đồng. Anh C phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn anh B thì không. Việc đóng thuế của anh C thể hiện điều gì?

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bất bình đẳng về thực hiện nghĩa vu trước pháp luật.

D. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.

Câu hỏi 2 :

Nội dung nào sau đây biểu hiện bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Pháp luật yêu cầu với các tài sản có giá trị khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ, chồng.

B. Người chồng giao hẳn mọi công việc trong gia đình cho người vợ đảm nhiệm. 

C. Vợ chồng có quyền về tài sản riêng.

D. Vợ, chồng có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Câu hỏi 3 :

Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C.  Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật 

Câu hỏi 5 :

Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

B. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

C. Giữa con đẻ và con nuôi có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. 

Câu hỏi 6 :

Hiện nay, nền kinh tế nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?

A. 3 thành phần

B. 6 thành phần

C. 4 thành phần

D. 5 thành phần

Câu hỏi 7 :

Quyền nhân thân được hiểu là gì?

A. quyền của những người thân trong gia đình.

B. quyền về tài sản và tinh thần gắn với một người cụ thể, có thể chuyển giao. 

C. quyền của các thành viên trong gia đình.

D. là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.

Câu hỏi 8 :

Học sinh tham gia tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Quốc phòng, an ninh.

B. Kĩ thuật, quân sự.

C. Tiếp cận và hội nhập.

D. Hợp tác và phát triển.

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận để ký hợp đồng.

B. Bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do ngôn luận.

C. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

D. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

Câu hỏi 10 :

Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm mục đích gì?

A. nhà nước tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.

B.  hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.

C. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.

D. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam 

Câu hỏi 11 :

Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới quan hệ nào?

A. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.

B. quan hệ lao động và quan hệ kinh tế.

C. quan hệ tài sản.

D. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. 

Câu hỏi 12 :

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?

A. Trái luật, có lỗi, do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

B. Trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Đúng luật, có lỗi, do mọi người thực hiện.

D. Trái luật, có lỗi,  do công dân thực hiện.

Câu hỏi 13 :

Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?

A. Áo, quần.

B. Vải.

C. Máy khâu.

D. Kim chỉ.

Câu hỏi 15 :

Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?

A. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

B. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

C. Khi tiền làm phương tiện lưu thông thúc đẩy mua bán hàng hóa.

D. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa

Câu hỏi 16 :

 Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán

B. Hàng hóa, người mua, người bán, siêu thị.

C. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.

D. Người mua, người bán, tiền tệ, trung tâm thương mại.

Câu hỏi 18 :

Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội vì sao?

A. nó là nội dung tồn tại của xã hội.

B. đây là hình thức tồn tại của xã hội.

C. đây là lí do tồn tại của xã hội.

D. nó là cơ sở tồn tại của xã hội.

Câu hỏi 20 :

Tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt vì sao?

A. nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa

B. nó là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ

C. nó ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.

D. nó chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ.

Câu hỏi 23 :

Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Câu hỏi 24 :

Chị Xuân được nhận vào làm việc ở công ty may G. Sáng nay Giám đốc yêu cầu chị đến kí hợp đồng, khi đọc bản hợp đồng chị không thấy phần nội dung công việc mình phải làm, nên chị đang phân vân. Chị Xuân nên làm gì?

A. yêu cầu bổ sung và cũng không cần kí bản hợp đồng đó mà làm việc luôn.

B. kí bản hợp đồng và sau đó nhờ chính quyền can thiệp.

C. yêu cầu Giám đốc bổ sung vào bản hợp đồng nội dung còn thiếu.

D. chấp nhận vì dù sao chị cũng được nhận vào công ty làm.

Câu hỏi 26 :

Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. phổ thông.

B. công khai.

C. trực tiếp.

D. bình đẳng.

Câu hỏi 27 :

Nội dung nào sau đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng được giảm giờ lao động trong một ngày.

B. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vườn được ghi tên của cả vợ và chồng.

C. Phân chia tài sản thừa kế bằng nhau giữa con đẻ và con nuôi.

D. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các cháu.

Câu hỏi 28 :

Giá trị sử dụng của hàng hoá nói lên điều gì?

A. Đặc điểm của sản phẩm

B. Hiệu quả của sản phẩm

C. Công dụng của sản phẩm

D.  Tác dụng của sản phẩm

Câu hỏi 35 :

So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh như thế nào?

A. hẹp hơn

B. rộng hơn

C. lớn hơn

D. như nhau

Câu hỏi 36 :

Giá trị của hàng hóa là gì?

A. lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa

B. lao động các biệt của người sản xuất ra hàng hóa

C.  lao động của người  sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

D. lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

Câu hỏi 37 :

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là gì?

A. người đã theo tôn giáo này không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác.

B. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo tự do.

C. không phân biệt đối xử giữa người có đạo và không có đạo.

D. các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật.

Câu hỏi 38 :

Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?

A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.

B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.

C. Tịch thu tang vật, phương tiện.

D. Phạt tiền, cảnh cáo.

Câu hỏi 39 :

Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ nào?

A. trực tiếp.

B. tập trung.

C. đại diện.

D. gián tiếp.

Câu hỏi 40 :

Người chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi bao nhiêu?

A. từ đủ 16 tuổi trở lên

B. từ đủ 18 tuổi trở lên

C. người dưới 18 tuổi

D. từ đủ 14 tuổi trở lên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK