Trang chủ Lớp 11 Toán Lớp 11 SGK Cũ Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song Hình học 11 Bài 5: Phép chiếu song song và hình biểu diễn của một hình không gian

Hình học 11 Bài 5: Phép chiếu song song và hình biểu diễn của một hình không gian

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Phép chiếu song song

Cho mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\)và một đường thẳng \(\Delta \) cắt \(\left( \alpha  \right)\). Với mỗi điểm \(M\) trong không gian, đường thẳng đi qua \(M\) và song song với \(\Delta \) cắt \(\left( \alpha  \right)\) tại điểm \(M'\) xác định.

Điểm \(M'\) được gọi là hình chiếu song song của điểm \(M\) trên mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) theo phương \(\Delta \).

Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) được gọi là mặt phẳng chiếu, phương của \(\Delta \) gọi là phương chiếu.

Phép đặt tương ứng mỗi điểm \(M\) với hình chiếu \(M'\) của nó trên \(\left( \alpha  \right)\) được gọi là phép chiếu song song lên \(\left( \alpha  \right)\) theo phương \(\Delta \).

Ta kí hiệu \(C{h_\Delta }\left( \alpha  \right)\left( M \right) = M'\).

1.2. Tính chất của phép chiếu song song

  • Phép chiếu song song biến ba điểm thảng hàng tành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự của ba điểm đó.
  • Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
  • Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành đường thẳng song song hặc trùng nhau.
  • Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng.

1.3. Hình biểu diễn của một số hình không gian trên mặt phẳng

Một tam giác bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác tùy ý cho trước ( tam giác cân, đều, vuông…) .

  • Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước ( Hình vuông ,hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành…)
  • Một hình thang bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình thang tùy ý cho trước, miễn là tỉ số độ dài của hai cạnh đáy được bảo toàn.
  • Hình  elip là hình biểu diễn của hình tròn.

Bài toán 1: VẼ HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH \(\left( H \right)\)CHO TRƯỚC

Phương pháp:

Để vẽ hình biểu diễn của hình \(\left( H \right)\)ta cần xác định các yếu tố bất biến có trong hình \(\left( H \right)\).

  • Xác định các yếu tố song song.
  • Xác định tỉ số điểm \(M\) chia đoạn \(AB\).
  • Trong hình \(\left( {H'} \right)\) phải đảm bảo tính song song và tỉ số của điểm \(M\) chia đoạn \(AB\).

Ví dụ 1:

Hình thang có thể là hình biểu diễn của một hình bình hành không.

Hướng dẫn:

Hình thang không thể coi là hình biểu diễn của hình bình hành vì hai cạnh bên của hình thang không song song còn cặp cạnh đối của hình bình hành thì song song ( tính song song không được bảo toàn).

Ví dụ 2:

Vẽ hình biểu diễn của tứ diện \(ABCD\) lên mặt phẳng \(\left( P \right)\)theo phương chiếu \(AB\)( \(AB\) không song song với \(\left( P \right)\)).

Hướng dẫn:

Vì phương chiếu \(l\) là đường thẳng \(AB\) nên hình chiếu của \(A\) và \(B\) chính là giao điểm của \(AB\) và \(\left( P \right)\).

Do đó \(AB \cap \left( P \right) = A' \equiv B'\)

Các đường thẳng lần lượt đi qua \(C,D\) song song với \(AB\) cắt \(\left( P \right)\) tại \(C',D'\)

thì \(C',D'\) chính là hình chiếu của \(C,D\) lên \(\left( P \right)\) theo phương \(AB\).

Vậy hình chiếu của tứ diện \(ABCD\) là tam giác \(A'C'D'\).

Bài toán 2: CÁC BÀI TOÁN VỀ TÍNH TỈ SỐ CỦA HAI ĐOẠN THẲNG VÀ CHỨNG MINH BA ĐIỂM THẲNG HÀNG

Phương pháp:

Để tính tỉ số của điểm \(M\) chia đoạn \(AB\)( tính \(\frac{{MA}}{{MB}}\)) ta xét phép

Chiếu song song lên mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) theo phương \(l\) không song song với  \(AB\) sao cho ảnh của \(M,A,B\) là ba điểm \(M',A',B'\) mà ta có thể tính được \(\frac{{M'A'}}{{M'B'}}\), khi đó \(\frac{{MA}}{{MB}} = \frac{{M'A'}}{{M'B'}}\).

Ví dụ 3:

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Xác định các điểm \(M,N\) tương ứng trên các đoạn \(AC',B'D'\) sao cho \(MN\) song song với \(BA'\) và tính tỉ số \(\frac{{MA}}{{MC'}}\).

Hướng dẫn:

Xét phép chiếu song song lên mặt phẳng \(\left( {A'B'C'D'} \right)\) theo phương chiếu \(BA'\). Ta có \(N\) là ảnh của \(M\) hay \(M\) chính là giao điểm của \(B'D'\) và ảnh \(AC'\) qua phép chiếu này. Do đó ta xác định \(M,N\) như sau:

Trên \(A'B'\) kéo dài lấy điểm \(K\) sao cho \(A'K = B'A'\) thì \(ABA'K\) là hình bình hành nên \(AK//BA'\) suy ra \(K\) là ảnh của \(A\) trên \(AC'\) qua phép chiếu song song.

Gọi \(N = B'D' \cap KC'\). Đường thẳng qua \(N\) và song song với \(AK\) cắt \(AC'\) tại \(M\). Ta có \(M,N\) là các điểm cần xác định.

Theo định lí Thales, ta có \(\frac{{MA}}{{MC'}} = \frac{{NK}}{{NC'}} = \frac{{KB'}}{{C'D'}} = 2\).

3. Luyện tập Bài 5 chương 2 hình học 11

Trong quá trình học và giải bài toán Hình học không gian thì việc vẽ hình là hết sức quan trọng. Nội dung bài học sẽ trang bị cho các em những nội dung cần thiết để vẽ hình sao cho chính xác qua đó sẽ giúp cho việc giải các bài toán trở nên dễ dàng hơn.

3.1 Trắc nghiệm về Phép chiếu song song và hình biểu diễn của một hình không gian

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 11 Chương 2 Bài 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2 Bài tập SGK và Nâng Cao về Phép chiếu song song và hình biểu diễn của một hình không gian

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 11 Chương 2 Bài 5 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK hình học 11 Cơ bản và Nâng cao.

Bài tập 2.33 trang 80 SBT Hình học 11

Bài tập 2.34 trang 80 SBT Hình học 11

Bài tập 2.35 trang 80 SBT Hình học 11

Bài tập 2.36 trang 80 SBT Hình học 11

Bài tập 40 trang 74 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 41 trang 74 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 42 trang 74 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 43 trang 75 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 44 trang 75 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 45 trang 75 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 46 trang 75 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 47 trang 75 SGK Hình học 11 NC

4. Hỏi đáp về bài 5 chương 2 hình học 11

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK