Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Chim Chóc Tuần 22 Chính tả: Nghe - viết: Cò và cuốc - Tiếng Việt 2

Tuần 22 Chính tả: Nghe - viết: Cò và cuốc - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Câu 1 trang 38 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Nghe – viết: Cò và Cuốc (từ đầu đến ngại gì bẩn hở chị?):

Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:

Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?

Cò vui vẻ trả lời:

Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?

- Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?

- Cuối các câu trên có dấu gì?

Gợi ý:

- Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu hai chấm xuống dòng và dấu gạch đầu dòng.

- Cuối các câu trên có dấu chấm hỏi.

1.2. Câu 2 trang 38 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:

a. Các từ:

- riêng, giêng.

- dơi, rơi.

- dạ, rạ.

b. Các từ:

- rẻ, rẽ.

- mở, mỡ.

- củ, cũ.

Gợi ý:

a. Các từ:

- riêng, giêng: riêng lẻ, tháng giêng.

- dơi, rơi: con dơi, rơi rụng.

- dạ, rạ: lòng dạ, rơm rạ.

b. Các từ:

- rẻ, rẽ: giá rẻ, rẽ ngang.

- mở, mỡ: mở cửa, mỡ màng.

- củ, cũ: củ sắn, sách cũ.

1.3. Câu 3 trang 38 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi:

Thi tìm nhanh:

a. Các tiếng bắt đầu bằng r (hoặc d, gi ).

b. Các tiếng có thanh hỏi (hoặc thanh ngã).

Gợi ý:

a. Các tiếng bắt đầu bằng r (hoặc d, gi):

- Các tiếng bắt đầu bằng r: rang, rác, rau, rán, rách, răng, ren, rét, rèm, rung rinh, rong, rêu, roi, rô, rỗng, rồng, ru, rừng,…

- Các tiếng bắt đầu bằng d: da, dạ, dành, dao, dạo, dặn dò, dẻo, dép, dê , dọc, dỗ, dỗi, dốt, dỡ, du dương, duyên,…

- Các tiếng bắt đầu bằng gi: gia đình, giá đỗ, tự giác, giặc, giặt giũ, giẻ lau, giọng, giỏ, giỗ, giục,…

b. Các tiếng có thanh hỏi (hoặc thanh ngã):

- Các tiếng có thanh hỏi: bẩn, biển, bỏng, cải, rẻ, rể, nhỏ, chủ, tủ, tổ, tổng, phở, quả, mở, nổ, mải, nghỉ,…

- Các tiếng có thanh ngã: hãi, hoẵng, nghĩ, nhã nhặn, ngõ, ngỗng, ngã, chặt chẽ, chậm trễ, gãi, gỗ, gỡ, mũ, mũi,…

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Viết đúng chính tả.

+ Phân biệt được r, d và gi.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Đáp lại lời xin lỗi để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK